Học tập đạo đức HCM

Thị xã Hồng Lĩnh: Chú trọng đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động

Thứ bảy - 13/02/2016 09:40

Thị xã Hồng Lĩnh là địa phương luôn đi đầu trong các hoạt động thuộc lĩnh vực ngành LĐ-TB&XH tại Hà Tĩnh, trong đó nổi bật phải nói đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; công tác tư vấn phân luồng sau THCS và hướng nghiệp sau THPT cho học sinh để trang bị tốt kiến thức cho hành trang vào đời của các em.

Một góc thị xã Hồng Lĩnh
Một góc thị xã Hồng Lĩnh

Năm 2015 đầy khó khăn thách thức song thị xã Hồng Lĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tập trung chỉ đạo giải quyết việc làm cho: 16.204 lao động (LĐ), trong đó xuất khẩu lao động 1.892 người ; giải quyết việc làm mới cho 512 LĐ. Điển hình như phối hợp với Công ty Vinatex tuyển dụng mới: 133 LĐ, Công ty samsung tuyển dụng mới: 82 LĐ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuyển dụng: 227 LĐ… Ngoài ra còn phối hợp với Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh tổ chức 3 hội nghị tư vấn học nghề, việc làm; chỉ đạo phòng LĐ-TB&XH thị xã phối hợp với Phòng GD&ĐT và Thị đoàn tổ chức 3 hội nghị tư vấn phân luồng sau THCS và hướng nghiệp sau THPT cho 513 học sinh lớp 9, gần 200 học sinh lớp 12.

Thực hiện Kế hoạch điều tra lao động việc làm (LĐVL) của UBND tỉnh, trong năm qua thị xã Hồng Lĩnh cũng chính là địa phương hoàn thành công tác điều tra LĐVL sớm nhất.  Theo số liệu điều tra tại 52 thôn, tổ dân phố: Tổng số hộ có LĐ trong độ tuổi: 8.374 hộ; tổng dân số trong độ tuổi LĐ: 20.556 người (trong đó, nam: 10.643 người, nữ 9.913 người); tổng số LĐ tham gia hoạt động kinh tế: 16.204 người; tổng số LĐ có việc làm thường xuyên: 15.244 người, chiếm tỷ lệ 94.08%; tổng số LĐ qua đào tạo: 10.318 người, chiếm tỷ lệ 63,68% (trong đó đào tạo nghề: 6.003 người, chiếm 37,05%); tổng số LĐ thất nghiệp: 73 người; tổng số LĐ đang làm việc ở nước ngoài: 1.892 người. Và hoàn thành kết quả điều tra nhu cầu sử dụng LĐ trong các loại hình doanh nghiệp năm 2015 với kết quả: Tổng số có 203 doanh nghiệp được tiến hành điều tra trong đó: có 172 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh; 13 doanh nghiệp không điều tra được; 18 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc đang làm thủ tục giải thể; 14 doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhưng không thuộc diện điều tra. Số LĐ trong 172 doanh nghiệp: 4.538 LĐ, trong đó: 1.208 LĐ nữ; 4.198 LĐ đã ký hợp đồng; 3.867 LĐ đã qua đào tạo; 490 LĐ ngoại tỉnh; số LĐ tuyển thêm: 253 người.

Bên cạnh đó thị xã Hồng Lĩnh còn phối hợp với cơ sở đào tạo nghề tăng cường công tác tuyển sinh để mở các lớp đào tạo nghề; ký kết hợp đồng và mở 9 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp theo Quyết định 1956 cho 291 học viên; tiến hành giám sát công tác đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề, các địa phương mở lớp; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các phường xã và các cơ sở dạy nghề; thực hiện việc rà soát, đánh giá hoạt động của các cơ sở dạy nghề theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng đào tạo. Đến nay, toàn Thị xã có 3 cơ sở dạy nghề, trong đó: 1 phân hiệu cao đẳng nghề; 1 trường trung cấp nghề; 1 trung tâm DN-HN&GDTX.

Song song với công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động, trong năm qua thị xã Hồng Lĩnh còn triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia ATVS – PCCN lần thứ 17; tổ chức 03 đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH, Luật BHYT tại 59 doanh nghiệp và đã xử phạt 11 doanh nghiệp với hình thức cảnh cáo; phối hợp tổ chức 14 lớp huấn luyện ATLĐ cho 22 doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn…

Lao động Hồng Lĩnh làm việc tại Công ty Vinatex.

Có thể nói, trong những năm qua trước sức ép lớn về lao động việc làm của người lao động, nhất là đối với một thị xã có mật độ dân số đông so với quỹ đất, trong lúc hầu như không có khu công nghiệp nhà máy lớn đóng  trên địa bàn, nhưng Hồng Lĩnh vẫn tìm ra nhiều giải pháp tích cực chọn hướng đi đúng đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động một cách hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đặc biệt quan trong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn địa phương.

 

Hồng Lĩnh/ Lao động và Xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập615
  • Hôm nay73,295
  • Tháng hiện tại732,622
  • Tổng lượt truy cập93,110,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây