Học tập đạo đức HCM

Chuyện về chàng cử nhân bỏ phố lên rừng lập nghiệp

Thứ tư - 02/05/2018 06:32
Không như bạn bè cùng trang lứa, sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, chàng trai trẻ Võ Huy Nguyễn ở xã Kỳ Hưng đã quyết định lên vùng đồi núi Truông Bằng để lập nghiệp. Mô hình kinh tế của anh đến nay đã mang lại hiệu quả và trở thành địa chỉ học hỏi của nhiều bạn trẻ.

Tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân, anh Võ Huy Nguyễn quê ở xã Kỳ Hưng, thị xã Kỳ Anh đã trải qua một số công việc khác nhau. Dù đã cố gắng thích ứng, nhưng anh vẫn thấy không phù hợp. Với điều kiện gia đình sẵn có trang trại ở xứ Truông Bằng, tháng 6/2017 anh đã bàn với bố mẹ cải tạo trồng và nuôi các loại cây con có giá trị kinh tế cao.

 

 

 

Sau nhiều lần tìm hiểu thị trường, tham quan, học tập kinh nghiệm của các trang trại khác trên địa bàn, anh Võ Huy Nguyễn đã quyết định liên kết với công ty Mitraco Hà Tĩnh tiến hành chăn nuôi lợn gia công với quy mô 1000 con/1 lứa. Cùng với đó anh đã đầu tư chăn nuôi Dê, lợn rừng, gà, vịt trời… Bằng vốn kiến thức học được ở giảng đường đại học và học hỏi qua sách báo, cũng như kinh nghiệm tích lũy từ thực tế,  anh Nguyễn nhanh chóng làm chủ được kỹ thuật nuôi trồng. Sau 9 tháng mô hình anh đã xuất bán 2 lứa lợn liên kết.  Đàn Dê, Lợn rừng cũng đã xuất bán được lứa đầu tiên. Đàn gia cầm, thủy cầm đang phát triển tốt. hứa hẹn cho thu nhập khá.

 

 

Với ý chí khát vọng của tuổi trẻ, Anh Võ Huy Nguyễn đã biến một vùng đất lâu nay phần lớn diện tích bỏ hoang, thành mô hình kinh tế cho hiệu quả khá. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm đã được tích lũy, thời gian tới, anh sẽ mở rộng quy mô trang trại, nuôi mới một số loài đặc sản, nhằm mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Hiện mô hình của anh đã giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa phương, đồng thời cũng là địa chỉ tham quan học hỏi kinh nghiệm của các bạn trẻ trên bước đường lập nghiệp.

Thành công của anh Võ Huy Nguyễn mới chỉ là bước đầu, nhưng câu chuyện bỏ phố về làng của anh cho thấy: lập nghiệp ngay trên chính quê hương cũng là một lựa chọn hiệu quả của các trí thức trẻ. Điều quan trọng là bên cạnh điều kiện, thì cần nhất vẫn là quyết tâm, sự nhạy bén, năng động sáng tạo, biết nắm bắt cơ hội, làm chủ quy trình sản xuất.

 

                                                        Theo Quỳnh Nga- Anh Tuấn/kyanh.hatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập444
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,126
  • Tổng lượt truy cập92,041,855
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây