Học tập đạo đức HCM

Thị xã Kỳ Anh - 01 năm sau sự cố môi trường biển

Thứ bảy - 08/04/2017 10:50
Tròn 01 năm sau sự cố môi trường biển đến nay với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền và nỗ lực của người dân, thị xã Kỳ Anh đã từng bước khôi phục, phát triển sản xuất, đời sống người dân dần ổn định,"tàu thuyền đã nặng cá tôm, ao đầm đã rộn ràng xuống giống"…

 

Đoàn viên thanh niên thu gom, tiêu hủy các sản phẩm thủy, hải sản chết

 

         Sự cố môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung mà thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh là trung tâm chịu những thiệt hại, ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngay sau khi xảy ra sự cố, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp đã cùng với người dân vào cuộc quyết liệt nhằm khắc phục môi trường, ổn định đời sống. Chỉ đạo bà con nhân dân vệ sinh môi trường, thu gom và tiêu hủy các sản phẩm thủy hải sản chết. Triển khai kịp thời việc hỗ trợ, giúp đỡ với hàng trăm tấn gạo, hàng chục tỷ đồng, hàng vạn suất quà của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đã được đưa đến trực tiếp cho các hộ dân bị ảnh hưởng và chịu thiệt hại do sự cố môi trường.

 

 

 

Triển khai chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công bằng

 

 

 

         Thực hiện các chủ trương, chính sách về đền bù cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trương biển, cả hệ thống chính trị từ thị xã đến ban cán sự thôn, tổ dân phố đã chỉ đạo, hướng dẫn bà con nhân dân kê khai theo từng nhóm đối tượng và mức độ bị thiệt hại đảm bảo một cách khách quan, trung thực, công bằng, theo đúng quy định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ban ngành liên quan. Đến nay Hội đồng chi trả thị xã đã chi trả hơn 234 tỷ đồng cho 7.334 đối tượng được UBND tỉnh phê duyệt ở 9 xã, phường bị ảnh hưởng; còn 898 đối tượng với số tiền 28,3 tỷ đồng chưa nhận tiền đền bù do tỉnh mới phê duyệt chưa chi trả hoặc không có mặt trên địa bàn. Song song với việc chi trả tiền bồi thường, cấp ủy chính quyền thị xã đã nỗ lực triển khai các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế của người dân. Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Kỳ Anh Nguyễn Đình Hải cho biết "Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền thị xã Kỳ Anh sẽ tiếp tục xây dựng các đề án ổn định, khôi phục, phát triển sản xuất. Khôi phục sản xuất trong điều kiện thị xã Kỳ Anh không đồng nghĩa với việc làm lại những cái cũ mà trên nền tảng kết quả trước đây để biến khó khăn, thách thức thành cơ hôi với nhũng chiến lược phát triển mới, tạo nghề nghiệp mới hướng đến sự phát triển bền vững".

         Nỗ lực của các cấp chính quyền thị xã trong bồi thường thiệt hại và sự vào cuộc kịp thời của các bộ, ngành trung ương trong việc đánh giá, phân tích làm cơ sở công bố biển an toàn đã khuyến khích, thôi thúc bà con ngư dân vùng ảnh hưởng trở lại vươn khơi, bám biển...Từ số tiền đền bù, hỗ trợ, tiền vay ưu đãi của các ngân hàng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư đóng các tàu có công suất lớn để đánh bắt ở vùng khơi. Chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây đã có hàng chục chiếc tàu công suất lớn được đóng mới để phục vụ việc đánh bắt. Chỉ riêng thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà bà con nơi đây đang chuẩn bị hạ thủy 3 tàu đánh cá công suất lớn trên 500CV với số tiền đầu tư gần 10 tỷ đồng.

 

 

 

   Bà con ngư dân xã Kỳ Hà cải hoán, nâng cấp tàu thuyền

tiếp tục ra khơi đánh bắt khi mội trường biển đã an toàn

 

 

 

Trong những ngày đầu của mùa ra khơi mới, tại các làng biển Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Lợi…sản lượng đánh bắt đạt khá cao, cộng với đó là giá bán ổn định nên đời sống, sản xuất của người dân dần đi vào ổn định. Ngư dân Nguyễn Đức Tiến, xã Kỳ Hà chia sẻ "Ngay sau khi nhận tiền hỗ trợ thiệt hại sự cố môi trường, gia đình chúng tôi đã đầu tư cải hoán nâng cấp tàu thuyền, mua sắm ngư cụ vươn khơi bám biển đánh bắt xa bờ. Từ ra tết tới nay, bà con chúng tôi "trúng" rất nhiều cá cháo, cá cơm, cá trích, cá đù, mực và ruốc...Mặc dù giá chưa cao như trước đây, thế nhưng, các tiểu thương đều thu mua hết".

Cùng với đánh bắt thủy sản, hiện nay, bà con Kỳ Ninh, Kỳ Nam, Kỳ Hà, Kỳ Trinh đang tất bật, khẩn trương, hối hả cải tạo ao hồ để kịp thả giống chuẩn bị cho vụ nuôi trồng mới. Theo lịch thời vụ, từ đầu tháng 4, các hộ bắt đầu thả con giống. Là địa phương có diện tích nuôi tôm, cua lớn nhất của thị xã với 300 hồ nuôi tôm lớn nhỏ, chính quyền phường Kỳ Trinh đã phối hợp với cán bộ chuyên môn tập huấn, hướng dẫn bà con kỹ thuật cải tạo ao hồ, xử lý môi trường cũng như cách chọn giống, phòng chống dịch bệnh.

 

 

 

                       Bà con tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới

 

           Đúng vào thời điểm tròn một năm sự cố môi trưởng biển, cũng là thời điểm mà các nhà khoa học, các cơ quan của Bộ Tài nguyên môi trường kiểm tra, thẩm định và đánh giá công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm, đảm bảo đủ điều kiện để vận hành lò cao số 1. Đơn vị cũng đã chú trọng việc xây dựng các hồ sự cố, hồ chỉ thị sinh học để đảm bảo an toàn trong xả thải, sự kiểm tra giám sát của người dân.

 

 

Không khí ra khơi bám biển của bà con ngư dân xã Kỳ Ninh

vào những ngày đầu năm 2017

 

 

Niềm vui của bà con ngư dân sau mộĩ chuyển đi biển bội thu

 

 

         

         Biển rộng lớn đang dang tay đón những con tàu ra khơi hứa hẹn một mùa bội thu tôm cá, cùng với tiếng nói cười nhộn nhịp của thực khách trên các bè mực trong mùa du lịch biển đang cận kề, có thể thấy, sức sống đang rộn ràng gõ nhịp trên vùng đô thị mới Kỳ Anh sau 1 năm sóng gió. Từ những nỗ lực cố gắng trong ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và khi biển đã hồi sinh, thì câu chuyện về sự cố môi trường đang dần đến hồi khép lại.

 

 

Theo Hồng Chúng-Minh Hằng/thixakyanh.hatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,052,931
  • Tổng lượt truy cập92,226,660
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây