Học tập đạo đức HCM

Thị xã Kỳ Anh - giải pháp nào cho người chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trên địa bàn

Thứ năm - 25/05/2017 00:22
Cùng với tình hình chung của cả nước, hiện nay trên địa bàn thị xã Kỳ Anh mặc dù giá lợn hơi xuất bán tại các cơ sở chăn nuôi đang giảm xuống mức kỷ lục, người chăn nuôi phải chịu lỗ nặng nề. Tuy nhiên, trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn với giá cao, nghịch lý này đòi hỏi cần có giải pháp cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn.

Chủ trang trại lao đao

 

 

Mô hình chăn nuôi lợn của anh Lê Văn Thực ở tổ dân phố Hưng Thịnh – phường Sông Trí,

 

 

Đến thăm trang trại của anh Lê Văn Thực ở tổ dân phố Hưng Thịnh – phường Sông Trí,thị xã Kỳ Anh, chúng tôi có thể thấy được sự lo lắng đang hiện hữu khi lứa lợn đầu tiên hơn 100 con của gia đình anh đã đến ngày xuất chuồng nhưng vẫn chưa có thương lái nào đặt mua với mức giá phù hợp. Thương lái ép giá quá thấp, chỉ được 20.000đ/1 kg lợn hơi, tiếc cho công sức và tiền bạc bỏ ra nên anh vẫn chưa thể đồng ý. Với mức đầu tư  hơn 1 tỷ vào  xây dựng cơ sở vật chất, chuồng trại, cộng vào đó là kinh phí mua lợn giống, thức ăn, điện nước, thù lao nhân công… nếu phải bán với giá mà thương lái đưa ra thì anh Thực phải chấp nhận chịu lỗ gần 250 triệu đồng cho lứa lợn chuẩn bị xuất chuồng này. Đây là một số tiền không nhỏ vì tích lũy, tiết kiệm được bao nhiêu, cùng với vay mượn gia đình anh đã đầu tư làm trang trại chăn nuôi.

Không chỉ riêng gia đình anh Thực, hiện nay trên địa bàn thị xã Kỳ Anh còn rất hộ gia đình chăn nuôi nhỏ, lẻ và các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô vừa và nhỏ gặp tình cảnh khó khăn như thế. Những người nông dân, chưa dám mong làm giàu, mà mới chỉ hy vọng có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình,  tạo điều kiện cho con cái học hành. Họ không có tiền vốn để đầu tư nuôi lợn cho các công ty bao tiêu sản phẩm, tất cả đều là do các hộ dân tự phát đầu tư xây dựng chuồng trại nên khi gặp phải tình trạng giá lợn xuống, họ thậm chí không đủ tiền để mua thức ăn cho lợn.

Càng nuôi càng lỗ…

Hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp ở xã Kỳ Hoa do ông Hoàng Văn Kiệm làm chủ nhiệm HTX,   có 10 hộ gia đình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt trời cũng đang phải điêu đứng khi gặp phải tình trạng lợn rớt giá. Sợ lỗ quá nặng, ông Kiệm đã quyết định dù rẻ hay đắt thì cũng bán lợn, không tái đàn cho đến khi giá lợn được bình ổn. Theo ông, để nuôi một con lợn đến khi xuất chuồng ít nhất phải đầu tư từ 3,5 - 4 triệu đồng (tiền mua con giống, thức ăn, điện nước, thuốc phòng bệnh...) Nếu giá lợn khoảng 50.000 đồng/kg trở lên, thì người chăn nuôi mới mong có lãi. Còn giá giảm như hiện nay thì sẽ rơi vào cảnh thua lỗ nặng, càng nuôi càng tốn kém. Có thể thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giá lợn hơi thấp kỷ lục trong 10 năm qua đó là do người chăn nuôi không chủ động được thị trường, ồ ạt gây đàn, cung vượt quá cầu so với thực tế. Tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, các hộ chăn nuôi lợn nhỏ, lẻ rất nhiều, quy mô mỗi hộ tầm 30 -40 con.

Nghịch lý trên thị trường và giải pháp nào cho các hộ chăn nuôi lợn nhỏ, lẻ…

Có một nghịch lý hiện nay trong khi giá thịt lợn hơi giảm mạnhthì giá lợn thương phẩm trên thị trường và tại các chợ trên địa bàn thị xã Kỳ Anh chỉ giảm nhẹ, không đáng kể, tại một số nơi thậm chí vẫn không hề giảm. Theo như khảo sát của phóng viên, giá thịt ba chỉ vẫn là 70.000đ -80.000đ/1 kg, giá thịt mông là 90.000đ- 100.000đ/1 kg, không khác gì so với trước đây. Do đó, thời gian gần đây, một số hộ chăn nuôi, không chấp nhận bán cho thương lái với giá rẻ mạt nên đã tự giết mổ, bán cho người dân xung quanh.

Và nhằm để cùng chung tay "giải cứu lợn", những ngày gần đây, một số doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn thị xã cũng đã phát động chung tay hỗ trợ, giúp đỡ cho nông dân như Ngân hàng Nông nghiệp-PTNTNgân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Kỳ Anh…Tuy nhiên để ngành chăn nuôi phát triển bền vững và người dân có lãi từ nghề này, trong thời gian tới các cơ quan có trách nhiệm cần sớm đưa ra những giải pháp căn cơ nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, cần có sự linh hoạt thực hiện các hình thức chuyển tải thông tin định hướng thị trường đến người dân một cách nhanh nhất để họ dựa theo đó mà đầu tư phát triển đối tượng vật nuôi phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tại những thời điểm khác nhau. Có như vậy mới hy vọng hạn chế tối đa tình trạng khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu nguồn cung.

 

Theo Hoàng Trang – Anh Tuấn/thixakyanh.hatinh.gov.vn

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,941
  • Tổng lượt truy cập92,578,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây