Học tập đạo đức HCM

Thị xã Kỳ Anh: thí điểm mô hình trồng rau thủy canh

Thứ ba - 28/08/2018 06:19
Rau không trồng trên đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, được tưới bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm và phun sương tự động. Đó là mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh đang được Trung tâm ứng dụng KHKT bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã triển khai tại xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh.

Được sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ Trung tâm ứng dụng KHKT, Bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã, gia đình bà Võ Thị Xuân, thôn Vĩnh Thuận, là hộ gia đình đầu tiên trên địa bàn xã Kỳ Ninh thí điểm triển khai mô hình trồng rau thủy canh. Ông bà đã đầu tư trên 30 triệu đồng xây dựng hệ thống nhà lưới rộng hơn 110m2 và lắp đặt các thiết bị chuyên dụng gồm giàn đỡ, ống trồng, đường dây cung cấp nước và bể chứa chất dinh dưỡng vận hành hoàn toàn tự động.

 

 

 

 

 

 

Với hệ thống thủy canh hồi lưu, sau khi ươm hạt giống rau từ 4 - 5 ngày trong giá thể là mút xốp, cây con được trồng trong cốc và đặt trong hệ thống giá đỡ. Rau được trồng theo phương pháp thủy canh phát triển rất nhanh do được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, môi trường trong nhà lưới được điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.

Vừa học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình trồng rau thủy canh qua các phương tiện thông tin đại chúng, vừa tiếp thu kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trung tâm ứng dụng KHKT thị xã, cộng thêm những trải nghiệm thực tế ngay tại vườn nhà, ông Đặng Đình Đành, thôn Hải Hà, xã Kỳ Ninh không chỉ nắm rõ về kỹ thuật trồng rau thủy canh mà còn áp dụng thành công nhiều phương pháp giúp vườn rau thủy canh của gia đình thích ứng với khí hậu khô, nóng vùng bãi ngang ven biển.

 

 

 

 

 

 

Ông Đành chia sẻ "mặc dù nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng trồng rau thủy canh luân hồi không chiếm diện tích đất, không mất nhiều thời gian chăm sóc, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Nhìn thấy rau phát triển nhanh, đẹp vườn, đẹp nhà tôi cảm thấy rất phấn khởi. Thời gian tới, tôi dự định sẽ mở rộng diện tích, tìm hiểu trồng các giống rau có giá trị kinh tế nhằm cung cấp ra thị trường vụ đông xuân năm nay".

Mô hình trồng rau thủy canh với những ưu điểm nổi bật đang mở ra hướng đi mới cho người dân vùng biển phát triển kinh tế. Hệ thống trồng rau thủy canh được thiết kế linh động, khoa học có thể áp dụng cho nhiều mô hình, không gian cũng như các quy mô từ hộ gia đình cho đến trang trại sản xuất lớn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, Bí thư chi bộ thôn Tam Hải 1, xã Kỳ Ninh cho biết thêm " thời gian đầu khi mới triển khai mô hình trồng rau thủy cảnh, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng được sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ Trung tâm KHKT thị xã nên gia đình cũng cố gắng tiếp cận, nắm bắt quy trình, kỹ thuật hi vọng mang lại hiệu quả cao, để từ đó vận động để bà con trong thôn nhân rộng mô hình, tăng hiệu quả chất lượng tiêu chí vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới."

 

 

Hệ thống nhà lưới và thiết bị trồng rau thủy canh của gia đình chi Hương

 

Từ hiệu quả thử nghiệm ban đầu, mô hình trồng rau thủy canh có thể được nhân rộng nhất là đối với xã Kỳ Ninh- một trong những địa phương đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để phấn đấu cán đích nông thôn mới cuối năm 2018.

Ông Thân Văn Tự-Giám đốc Trung tâm KHKT-Bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã cho biết "Thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ, ứng dụng triển khai một số mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi hàu Thái Bình Dương, chế biến nước mắm bằng năng lượng mặt trời… Trung tâm đã quan tâm, tìm hiểu và hướng dẫn cho một số hộ dân xã Kỳ Ninh thực hiện trồng rau thủy canh. Bước đầu, Trung tâm hướng dẫn lắp đặt hệ thống thiết bị, quy trình kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, sau đó sẽ tư vấn, hỗ trợ các mô hình tiếp cận, kết hợp trồng nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế, phát huy tối đa hiệu quả nhà lưới và phương pháp thủy canh luân hồi. Sau thí điểm tại xã Kỳ Ninh, Trung tâm sẽ tham mưu triển khai rộng rãi tại các địa phương khác trên địa bàn thị xã".

 

 

Giám đốc Trung tâm KHKT-BVCTVN thị xã hướng dẫn kỹ thuật ươm giống cây

 

Mô hình trồng rau thủy canh mang lại nhiều lợi ích, nhưng mức đầu tư ban đầu lớn, do vậy để nhân rộng mô hình, đòi hỏi các ngành chức năng cần quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ người dân về vốn, giống, kỹ thuật, phát triển sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao đời sống người dân và hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 

Thanh Minh Hằng-Trung Hiếu/thixakyanh.hatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,077
  • Tổng lượt truy cập85,141,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây