Học tập đạo đức HCM

Bài 1: Khó khăn còn đó

Thứ tư - 16/04/2014 04:27
Gặp gỡ và trò chuyện với các chủ trang trại, chúng tôi đều nhận thấy giữa họ có điểm chung: “liều”. Bởi làm trang trại không hề dễ dàng. Để có được một phần thành công, họ phải vượt qua và đối mặt với muôn vàn khó khăn, vướng mắc.

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn, năm 2013, toàn tỉnh có 137 trang trại, gồm 6 trang trại trồng trọt, 87 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại lâm nghiệp, 16 trang trại nuôi trồng thủy sản, 24 trang trại tổng hợp. Số lao động sử dụng trong trang trại là 1.519 người, trong đó lao động thường xuyên 629 người, lao động thuê mướn thời vụ 890 người. Tổng số đất đai đang sử dụng 1.037 ha, trong đó đất nông nghiệp 215 ha, đất lâm nghiệp 481 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 239 ha, đất khác 102 ha. Giá trị thu từ nông - lâm - thủy sản đạt 316.874 triệu đồng. Giá trị sản phẩm và dịch vụ bán ra 312.598 triệu đồng.

Bài 1: Khó khăn còn đó
Để tiếp sức cho kinh tế trang trại phát triển, cần có hệ thống chính sách đồng bộ

Chưa kể, rất nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) và các gia trại cũng tạo một lượng lớn giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong tỉnh. Dù kinh tế trang trại đang phát triển cả về lượng và chất nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức so với lợi thế phát triển. Những khó khăn, vướng mắc từ lâu vẫn tồn tại, người làm trang trại vẫn đối mặt với rủi ro cao.

Thực tế cho thấy, trang trại trên địa bàn tỉnh hình thành và phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và lâu dài. Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch hàng năm và dài hạn để phát triển trang trại, dẫn đến tình trạng các trang trại quy mô nhỏ, hạ tầng lạc hậu, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Một số địa phương bước đầu thực hiện quy hoạch nhưng còn gặp nhiều lúng túng. Thời hạn giao đất ngắn, mức hạn điền thấp; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp GCN quyền sử dụng đất còn rất chậm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư phát triển. Vì không có GCN quyền sử dụng đất nên việc cấp GCN trang trại cũng chỉ mang tính hình thức, không có giá trị thế chấp vay vốn tín dụng.

Dù hình thành từ lâu nhưng trang trại của chị Chu Thị Phiên (Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên) vẫn chưa được cấp GCN trang trại do tiêu chí về doanh thu chưa đạt. Xã Cẩm Hưng chỉ làm hợp đồng thuê đất 3 năm trong khi gia đình muốn được thuê đất trên 20 năm để an tâm đầu tư dài hạn nhưng thủ tục thuê đất, cấp GCN sử dụng vẫn còn nhiều vướng mắc. Chị Phiên chia sẻ: “Khi có GCN quyền sử dụng đất, mình mới tự chủ động trong hướng phát triển. Chứ bây giờ muốn đầu tư mạnh tay cũng không dám. Bởi nhẽ đầu tư vào rồi năm sau đất bị thu hồi thì lấy gì trả nợ”.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển trang trại rất lớn, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của trang trại gặp nhiều khó khăn. Tài sản thế chấp của các trang trại là đất đai, trong khi giá trị đất đai ở những nơi đầu tư trang trại thường thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường không được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn chế. Thời gian vay vốn ngắn so với chu kỳ sản xuất, gây khó khăn cho chủ trang trại khi định hướng phát triển lâu dài. Trong khi đó, vốn cá nhân của người dân còn quá ít, không đủ sức bật để phát huy hiệu quả.

Để làm một cách chuyên nghiệp thì phải đủ vốn để đầu tư khoa học, bài bản. Anh Lê Vạn Thành - chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp (Mỹ Lộc, Can Lộc) nhẩm tính, mỗi năm, vợ chồng anh phải trả gần 150 triệu đồng lãi cho ngân hàng. “Vợ chồng tôi muốn mở rộng quy mô chăn nuôi lên gấp đôi so với hiện tại, tức là sẽ nuôi từ 500, thậm chí 700 con lợn. Tuy chúng tôi đủ sức làm nhưng không có vốn nên cũng đành chịu” – anh Thành chia sẻ.

Bên cạnh khó khăn về cấp GCN quyền sử dụng đất và nguồn vốn thì thị trường tiêu thụ luôn là thách thức lớn của các sản phẩm từ kinh tế trang trại. Anh Nguyễn Văn Sửu (Hương Trà - Hương Khê) làm trang trại tổng hợp, chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, lo lắng: “Gà đồi tuy chất lượng thịt cao nhưng về giá cả thì không thể so sánh được với gà gô và gà Trung Quốc, mà dân mình còn nghèo nên rẻ thì mua, mình bán rẻ thì lỗ”. Thị trường lợn thịt không quá khó nhưng giá cả bấp bênh, lên xuống thất thường, trong khi giá con giống và thức ăn lại cao. Không ít lần anh Sửu, anh Thành phải chịu lỗ do giá lợn hơi xuống quá thấp. Dù làm tốt công tác sản xuất nhưng thị trường không ổn định khiến mức độ rủi ro cao.

Điểm khó khăn căn bản của trang trại đó là trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý hạch toán kế toán cũng như kinh nghiệm sản xuất của hầu hết các chủ trang trại còn nhiều mặt hạn chế. Chưa kể, tính liên kết trong phát triển sản xuất giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, đầu ra còn thấp. Quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát, phát triển chưa bền vững, khối lượng sản phẩm nhỏ, chưa có thương hiệu...

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay38,092
  • Tháng hiện tại164,654
  • Tổng lượt truy cập85,071,690
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây