Đầu tư phát triển của toàn xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Nguồn: internet
Theo các chuyên gia, mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy, nhưng nền nông nghiệp hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ. Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành nhận định, nông nghiệp trồng trọt của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt với nhiều mặt hàng như lúa gạo, cà phê, cao su… Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực thì Việt Nam càng cần phải phát huy thế mạnh này. Những lợi thế về nông nghiệp trồng trọt cho phép Việt Nam có thể trở thành hình mẫu trong phát triển nông nghiệp, mang lại lợi ích cho nông dân, đất nước và góp phần vào sự ấm no của nhân loại.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, đột phá ở thể chế trong phát triển nông nghiệp có nhiều nội dung. Trong đó cần phải có đột phá về thể chế trong tổ chức mô hình, phương thức sản xuất quy mô lớn ở những vùng có điều kiện, bên cạnh vai trò của hộ gia đình. Đột phá này sẽ khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục các bất cập mà sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình không giải quyết được, đồng thời hướng đến một nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp chuyên nghiệp, bền vững.
Bên cạnh đó, cần phải có phương thức tăng vị thế của người nông dân trong mặc cả hàng hóa trên thị trường nhằm phân phối hợp lý thu nhập; tìm phương thức cụ thể gắn hỗ trợ trực tiếp của nhà nước ở một mức độ nhất định nhằm điều hòa thu nhập bấp bênh của người nông dân. Cũng có thể nghiên cứu tìm cách phối hợp tạo ra hàng hóa công cộng trong nước và khu vực như cung cấp sản phẩm cho các chương trình dự trữ quốc gia của nước ta và các nước khác…
Tháng 6/2013, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững cả về tự nhiên và xã hội, bảo đảm môi trường trong sạch, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp; phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng, hướng tới trở thành một cường quốc xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đề án này chưa đề cập sâu sắc và thỏa đáng yếu tố cải cách thể chế nhằm giải quyết vấn đề liên kết, tổ chức mô hình, phương thức sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn.
Theo daibieunhandan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;