Học tập đạo đức HCM

Chán vụ hè thu, nông dân... bỏ ruộng, mặc trâu bò chạy

Thứ hai - 14/07/2014 20:39
Dù diện tích bỏ hoang không lớn như năm ngoái nhưng vụ hè thu năm nay ở một số địa phương ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) nông dân lại tiếp tục bỏ hoang ruộng.

Theo đánh giá của UBND huyện Quảng Ninh, vụ hè thu năm nay diện tích gieo trồng lúa của huyện vẫn đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên ở nhiều địa phương, nông dân tiếp tục bỏ ruộng không làm khiến diện tích hè - thu bỏ hoang lên đến cả trăm ha.

Ngoài ra, vụ hè thu năm nay nông dân huyện Quảng Ninh cũng chuyển sang để lúa tái sinh với diện tích trên 638ha. Riêng ở xã Vạn Ninh đã có đến 360ha lúa tái sinh, chiếm hơn một nửa diện tích lúa tái sinh của huyện.

Ông Nguyễn Ngọc Thụ - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết, bà con nông dân 2 xã Gia Ninh, Vạn Ninh - vụ có địa giới giáp với huyện Lệ Thủy, những năm trước thấy Lệ Thủy làm lúa tái sinh cho hiệu quả kinh tế cao nên hè - thu này họ chuyển qua làm lúa tái sinh.

Tuy nhiên có một nghịch lý, năm nay khi nông dân đổ xô làm lúa tái sinh thì năng suất lúa sụt giảm mạnh, chỉ cho thu hoạch không quá 30kg trên sào”.

Ông Nguyễn Hữu Nghị (xã Vạn Ninh) năm nay để tới 3 mẫu lúa tái sinh, bằng toàn bộ diện tích ruộng của gia đình. Hỏi về hiệu quả kinh tế, ông Nghị lắc đầu: “1 sào không đến ba chục cân, tệ nhất trong các năm. Chưa đủ tiền phân và bù công gặt”.

Chị Hoàng Thị Lịch ở thôn Giữa, xã Vạn Ninh, có hơn 2 mẫu lúa tái sinh, bộc bạch: “Đừng có trách nông dân chuyện bỏ hoang ruộng mà tội! Dân thấy cái gì hiệu quả thì dân làm. Nhưng năm nay thời tiết hạn hán kéo dài, năng suất lúa chét chẳng bằng mọi năm, đầu tư 1 sào 30.000 đồng, đóng cho HTX 7kg thóc nghĩa vụ... xem như lỗ công chăm sóc, thu hoạch”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nếu tại các chân ruộng trũng thấp như vùng Vời, tiểu vùng I, tiểu vùng II, bà con làm lúa tái sinh vì địa hình ở đây sình lầy, thời gian sinh trưởng của cây lúa hè - thu sẽ kéo dài, nguy cơ ngập lụt rất lớn.

Tuy nhiên tại các khu vực ruộng cạn còn lại, dù xã, huyện đã ra sức vận động, tuyên truyền thì bà con vẫn kiên quyết bỏ. Những cánh đồng ruộng thẳng cánh cò bay ngày tháng 7 này đáng lẽ phải phủ một màu xanh ngắt của cây lúa thì bây giờ tràn lan cỏ dại, làm nơi cho trâu, bò gặm cỏ và vịt chạy đàn tìm kiếm thức ăn.

Ông Dương Đình Phán (Gia Ninh) chia sẻ: “Mấy năm liên tục, dân chúng tôi làm lúa hè thu, chi phí khoảng 500.000 đồng/sào, nhưng chưa năm nào huề vốn, chứ chưa nói đến có lãi. Phần thì bị chuột phá hoại, phần bị ngập lụt, sâu bệnh... Để ruộng bỏ hoang, bà con tui xót lắm chứ! Nhưng làm không có lãi thì làm mần chi”.

Theo ông Nguyễn Văn Thế - Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nông dân của xã không mặn mà với cây lúa hè thu: Trong vòng 4 năm trở lại đây, chưa bao giờ Vạn Ninh có một vụ hè thu thắng lợi; chi phí cho sản xuất lúa hè thu quá cao, từ 500.000 -600.000 đồng/sào và nguyên nhân cuối cùng bà con sợ nạn chuột, sâu bệnh tàn phá…

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập731
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm725
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại48,130
  • Tổng lượt truy cập88,726,464
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây