Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ hai - 25/12/2017 21:50
Đồng Tháp là địa phương tiên phong ở ĐBSCL triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Sau hơn 3 năm thực hiện, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khích lệ…
Đề án đã đi đúng hướng
Với mục tiêu đề ra là “Hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, chế biến tinh”, có thể thấy rằng đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp đã đi đúng hướng. 5 ngành hàng chủ lực là lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra và vịt, được tổ chức lại sản xuất theo hướng giảm giá thành, áp dụng tiêu chuẩn GAP, gắn kết sản xuất với tiêu thụ, nâng chất lượng, giá trị hàng nông sản thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ và hình thành nên chuỗi giá trị ngành hàng. 
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận: “Thời gian qua, tỉnh thực hiện 6 giải pháp kỹ thuật nhằm giảm giá thành trong sản xuất lúa gạo, cùng triển khai cơ giới hóa trên đồng ruộng, đẩy mạnh mô hình cánh đồng lớn; đồng thời thí điểm sản xuất lúa theo hướng hữu cơ… 
Nhờ áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nên lợi nhuận trong sản xuất lúa tăng lên 1-6 triệu đồng/ha, so với cách làm cũ. Sau 3 năm tái cơ cấu, diện tích hoa kiểng đã tăng từ 524ha (năm 2012) lên 1.906ha (năm 2017), giá trị sản xuất đạt hơn 1.200 tỷ đồng. 
Làng hoa Sa Đéc đã hình thành được Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, khu nghiên cứu công nghệ sinh học, tăng cường các giống hoa mới; đồng thời xây dựng được những mô hình trồng hoa phục vụ du lịch. Đây là bước tiến quan trọng để phát triển làng hoa Sa Đéc thành thành phố 4 mùa hoa”.
Điểm sáng tái cơ cấu nông nghiệp ảnh 1Doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp để đầu tư
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Hùng, từ việc tái cơ cấu đã quy hoạch được vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phù hợp với nhu cầu thực tế. Tỉnh đã tiến hành cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm cho 100% diện tích nuôi với khoảng 1.500ha/năm; trong đó 60% diện tích áp dụng tiêu chuẩn GAP và tương đương; thành lập các HTX gắn với doanh nghiệp tiêu thụ, từ đó người nuôi cá có lãi. Nhất là năm 2017 giá cá tra dao động ở mức cao. 
Theo UBND huyện Tháp Mười, sau khi được tỉnh chọn Tháp Mười là huyện trọng điểm phát triển nghề nuôi vịt theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp, ngay lập tức huyện vận động nông dân khắc phục tình trạng nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chạy đồng… để chuyển sang hình thức nuôi nhốt, nuôi theo tiêu chuẩn chất lượng, có kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm. 
Huyện thành lập 3 tổ hợp tác nuôi vịt an toàn sinh học, gắn liên kết đầu vào và đầu ra với doanh nghiệp. Bước đầu đã có 18 hộ tham gia nuôi nhốt với số lượng 43.000 con vịt, thu về lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/tháng. Đặc biệt, trang trại nuôi vịt nhốt của ông Lê Văn Mới được Sở Công thương TPHCM cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm trứng vịt. Đây được xem là hướng đi đầy triển vọng cho nghề nuôi vịt theo công nghệ mới… 
Phát huy vai trò doanh nghiệp
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan tâm sự: “Qua thời gian lặn lội cùng nông dân, đồng hành doanh nghiệp, tư duy cùng nhà khoa học… chúng tôi phát hiện rằng, ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Đồng Tháp nói riêng còn nhiều nút thắt. Muốn tháo gỡ thì vai trò của doanh nghiệp và các nhà đầu tư rất quan trọng, phải hợp sức cùng nhau để giải bài toán chi phí cao, chất lượng thấp”. 
Thật ra, lâu nay Đồng Tháp cũng luôn bị ám ảnh bởi tình trạng “giải cứu nông sản” xảy ra nhiều nơi. Việc tái cơ cấu nông nghiệp cũng nhằm tránh nguy cơ đó. Đồng Tháp nhận ra rằng, nếu chỉ loay hoay với sản xuất theo kiểu tăng diện tích, tăng sản lượng, mà không chú trọng đến chi phí sản xuất, chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ… thì nông nghiệp sẽ rơi vào bế tắc và nông dân không thể thoát khỏi rủi ro. 
Vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu trong kêu gọi đầu tư chính là lĩnh vực nông nghiệp, bằng các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ bảo quản, phân phối, chế biến nông sản; chế tạo máy phục vụ nông nghiệp và hạ tầng logistics... 
Tất cả nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho ngành nông nghiệp, tăng lợi nhuận cho nông dân”. Theo ông Lê Minh Hoan, doanh nghiệp chính là lăng kính phản ánh thị trường. Chính vì vậy, tỉnh không chỉ xem doanh nghiệp là đối tượng đóng góp ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, hay hỗ trợ an sinh xã hội cho địa phương, mà giá trị cao nhất chính là tư vấn về kinh tế - xã hội cho tỉnh.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Cái hay của Đồng Tháp là biết chọn ra 5 sản phẩm thế mạnh để tập trung tái cơ cấu, nâng cao giá trị. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thống nhất chương trình hành động và có những nghị quyết, chỉ đạo sát sao trong suốt quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. 
Chính sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền sâu rộng để người dân và doanh nghiệp hiểu ý nghĩa đề án tái cơ cấu, cùng hành động, đã tạo nên xung lực lớn. Tỉnh phát huy tốt vai trò đầu tàu của doanh nghiệp và đẩy mạnh hình thành các HTX, tổ hợp tác để huy động người dân vào làm ăn hợp tác, từ đó xây dựng được chuỗi giá trị hàng nông sản.
Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng được các mô hình hay như “mô hình hội quán” để quy tụ nông dân cùng ngành nghề sản xuất trao đổi kinh nghiệm, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, qua đó thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm, hiểu nhau, tin nhau nên việc hợp tác mới thuận lợi”. 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, những thành công bước đầu là đáng mừng, nhưng chặng đường phía trước cũng lắm gian nan bởi diễn biến thị trường luôn thay đổi, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thế giới đòi hỏi khắt khe hơn về an toàn thực phẩm…
Việc tái cơ cấu tới đây, cần bám sát nhu cầu thị trường và xem thị trường là “mệnh lệnh” để sản xuất phù hợp. Đồng Tháp cần đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Hiện nay, diện tích và sản lượng cá tra của Đồng Tháp đã dẫn đầu ĐBSCL, vì vậy không nên phát triển thêm diện tích mà tập trung nâng chất lượng, chuỗi giá trị cho cá tra. 
Trong mỗi ngành hàng, cần phát huy vai trò doanh nghiệp làm “hạt nhân”, để vừa tăng cường liên kết, vừa tạo sức mạnh đưa sản phẩm vươn xa ra thế giới… 

HUỲNH PHƯỚC LỢ/sggp.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay36,083
  • Tháng hiện tại811,361
  • Tổng lượt truy cập91,985,090
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây