Học tập đạo đức HCM

Dồn điền đổi thửa dang dở, ruộng thành bãi chăn bò

Thứ tư - 02/04/2014 20:09
Người nông dân và chính quyền chưa thống nhất được phương án dồn điền đổi thửa nên cả trăm ha đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang. Người nông dân lo lắng vì cái đói, nợ nần đang ở phía trước…
Dồn điền đổi thửa dang dở…

Mới đây, Dân Việt liên tục nhận được phản ánh của người dân thôn Cổ Giang (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) về việc hàng chục ha đất nông nghiệp của người dân thôn Cổ Giang hiện đang bỏ hoang vì dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) chưa xong.


Những thửa ruộng ở Cổ Giang bỏ hoang, người dân tha hồ thả rông bò.

Theo ý kiến của nhiều người dân thôn Cổ Giang, việc DĐĐT đã bắt đầu thực hiện cách đây 5 tháng nhưng đến nay người dân Cổ Giang vẫn chưa đồng ý gắp phiếu nhận ruộng vì bất đồng với chính quyền địa phương trong việc giải quyết khu đất được gọi là khu tổ giống – khu đất UBND huyện Gia Lâm có văn bản chỉ đạo giữ lại để xây dựng trường mầm non.

Theo đó, người dân Cổ Giang cho rằng, khu đất tổ giống vẫn là đất ruộng nhà nước giao theo Nghị định 64 (Ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất Nông nghiệp). Vì vậy, khi tiến hành quy hoạch diện tích, chính quyền địa phương phải đưa khu đất tổ giống vào diện tích quy hoạch DĐĐT để chia lại.

"Khu đất tổ giống vốn là đất 64 (đất nông nghiệp nhà nước giao theo Nghị định 64 - PV). Vì thế, khi tiến hành DĐĐT thì tất cả người dân, trong đó có cả các hộ ở khu tổ giống phải giao lại ruộng cho chính quyền để chia lại. Tuy nhiên, chính quyền nói rằng, khu tổ giống là khu đất không nằm trong số diện tích DĐĐT mà để xây dựng trường mầm non.

Tôi đồng ý với phương án giữ khu đất đó lại làm trường học, nhưng số tiền đền bù phải chia đều cho tất cả người dân trong thôn.... chứ không riêng 34 hộ có đất ở khu tổ giống được nhận", chị Nguyễn Thị Tám (thôn Cổ Giang) cho hay.

Đồng quan điểm với chị Tám, anh Vũ Văn Vỹ (49 tuổi, Cổ Giang) cho hay: “Việc DĐĐT, đổi ruộng bé lấy ruộng to chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, chỉ còn khúc mắc là chính quyền bảo giữ lại khu đất tổ giống để làm trường mầm non. Tại nhiều cuộc họp, chúng tôi đã đề nghị là, cứ đưa khu tổ giống vào diện tích DĐĐT để chia lại. Trước mắt thì mỗi hộ dân có thêm chút đất để làm mạ. Sau đó, chính quyền vẫn có thể thu hồi để làm trường mầm non… Bây giờ chỉ cần chính quyền đồng ý chia đều khu tổ giống, chúng tôi gắp phiếu nhận ruộng ngay”.

Liên quan đến việc giải quyết khu đất tổ giống, trao đổi với phóng viên Dân Việt ngày 1.4, ông Chu Anh Tuấn – Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch HĐND xã Lệ Chi cho biết: Diện tích DĐĐT của thôn Cổ Giang khoảng 100 ha. Trong đó, khu đất tổ giống rộng khoảng 1 ha. Việc giữ lại khu tổ giống là để xây dựng trường mầm non, UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản chỉ đạo và chúng tôi đã thông báo rộng rãi đến nhân dân.

“Trước khi đào đắp kênh mương nội đồng, chúng tôi đã tổ chức họp với nhân dân Cổ Giang về khu đất tổ giống. Nhân dân sau đó đã thống nhất, đồng ý cho giữ lại khu đất này. Tuy nhiên, đến khi chúng tôi thực hiện xong thì nhân dân lại có ý kiến khác. Bây giờ, UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản chỉ đạo cụ thể về việc giữ lại khu đất tổ giống để làm trường mầm non. Kinh phí xây dựng trường mầm non đến nay cũng đã được phê duyệt... ”, ông Tuấn cho hay.

Ông Tuấn cũng khẳng định, khu đất tổ giống là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, khu đất này không nằm trong diện tích quy hoạch sản xuất nông nghiệp ổn định.

“Ở Cổ Giang, các hộ chính sách thì đã nhận ruộng ở phần ưu tiên. Chỉ còn bước các hộ còn lại gắp phiếu nhận ruộng. Nhưng nhiều người dân lại đòi khu đất ở tổ giống phải chia ra mới gắp phiếu. Việc này, UBND huyện Gia Lâm đã trả lời rõ, theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp, những diện tích mà không quy hoạch vào trong nông nghiệp ổn định thì thôi. Chúng tôi đang cố gắng tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu vấn đề", ông Chu Anh Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn: "Thực ra, đây là việc thu hồi, giải phóng mặt bằng để xây dựng trường mầm non. Diện tích thu hồi này chỉ có 34 hộ nhỏ lẻ. Nhưng nhân dân lại đòi chia đều cho tất cả các khẩu trong thôn. Đây là điều rất khó cho chính quyền địa phương. Chúng tôi chỉ có cách là cố gắng tuyên truyền vận động người dân”.

Ruộng thành bãi cỏ... chăn bò, dân lo đói

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, nhiều người dân thôn Cổ Giang cho biết, họ ủng hộ chủ trương DĐĐT của chính quyền địa phương. Họ đã dừng sản xuất nông nghiệp khoảng 5 tháng để bàn giao ruộng lại cho chính quyền tiến hành cải tạo vào chia lại ruộng. Tuy nhiên, việc DĐĐT đến nay chưa hoàn thành khiến họ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì chưa có ruộng để canh tác.


Chị Nguyễn Thị Định (50 tuổi, thôn Cổ Giang) trao đổi với phóng viên Dân Việt.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện cả chục ha ruộng lúa, ruộng trồng hoa màu của người dân thôn Cổ Giang đang bỏ hoang, cây dại mọc um tùm. Những hộ dân nuôi bò có thể thoải mái thả rông bò trên cánh đồng.

Nhìn những mảnh ruộng màu mỡ, cỏ mọc um tùm, anh Nguyễn Văn Hải (thôn Cổ Giang) tâm sự: Gia đình tôi có 5 sào ruộng, trong đó có 3 sào cấy, 2 sào màu. Mỗi vụ tôi thu hoạch khoảng hơn 4 tạ lúa. Giờ ruộng còn chưa được nhận mà đã quá vụ gieo lúa rồi. Còn về 2 sào trồng cây màu thì trung bình một vụ gia đình cũng được khoảng 10 triệu đồng, giờ thì coi như mất trắng.

Có cùng khó khăn như anh Hải, chị Nguyễn Thị Định (50 tuổi, thôn Cổ Giang) tâm sự: “Thời điểm này năm ngoái, cánh đồng này là nơi chúng tôi canh tác các loại cây hoa màu nhưng giờ chưa DĐĐT xong nên chưa có ruộng. Nhà tôi có 5 sào ruộng, một nửa trong đó gia đình trông cây hoa màu, mỗi vụ gia đình cũng thu được khoảng 8 triệu đồng từ việc trồng cây màu. Còn về lúa, mỗi vụ nhà tôi cũng phải được 2,5 tạ lúa trên một sào. Giá lúa bây giờ là 8 trăm nghìn/1 tạ, nhân lên thì mỗi vụ chúng tôi cũng được khoảng 4-5 triệu đồng.


Người dân thôn Cổ Giang lo lắng vì cuộc sống phía trước khó khăn khi ruộng "chết" vì dồn điền đổi thửa... dở dang.

Gia đình tôi có 4 người, 2 cháu đang học đại học, cao đẳng, giờ ruộng bỏ hoang không biết lấy gì để ăn. Nhà thì chẳng có ngành nghề gì ngoài mấy mảnh ruộng, không biết kiếm đâu ra tiền nên phải đi vay lãi cho con ăn học”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Chu Anh Tuấn - Bí thư Đảng Ủy xã Lệ Chi cho biết: "Trước mắt, chúng tôi sẽ vận động nhân dân cố gắng nhận ruộng ngay. Vào thời gian này, các hộ ở Cổ Giang có truyền thống trồng rau củ cải, đây cũng là thu nhập chính của người dân nơi đây lúc này".

"Hôm 31.3, chúng tôi đã làm việc với Phòng Kinh tế. Chúng tôi cũng sẽ giao UBND và Hợp Tác Xã nghiên cứu trồng cây gì cho hợp lý sau đó sẽ đề xuất với UBND huyện", ông Tuấn cho biết thêm.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập526
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,439
  • Tổng lượt truy cập92,044,168
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây