Học tập đạo đức HCM

Gỡ khó cho tín dụng tam nông

Thứ hai - 24/03/2014 21:27
Vẫn còn sớm để nói về khoản tiền sẽ được cho vay của Chương trình tín dụng cho tam nông, tuy nhiên những khó khăn về thủ tục, chính sách trong việc đưa tín dụng đến với lĩnh vực này đang cần sớm được tháo gỡ.
Tránh “vết xe đổ” gói 30.000 tỷ đồng

Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) chia sẻ: Hiện nay, việc tiếp cận các ngân hàng để xin vay vốn rất khó, họ viện nhiều lý do như không đủ tiêu chuẩn, nghề chăn nuôi gặp nhiều rủi ro… và cuối cùng từ chối cho vay. Với lãi suất hạ như hiện nay, chỉ mong ngân hàng giảm bớt thủ tục để nông dân có thể vay được vốn.

Một số quy định cho vay vốn còn quá chặt chẽ khiến nhiều doanh nghiệp, nông dân không vay được vốn.
Một số quy định cho vay vốn còn quá chặt chẽ khiến nhiều doanh nghiệp, nông dân không vay được vốn.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam khẳng định: Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp nhỏ, nông thôn hiện nay là thiếu vốn hoạt động. Để có đủ vốn, không thể không dựa vào vốn vay của ngân hàng. Nhưng đặc thù doanh nghiệp nông thôn không chỉ hạn chế về nguồn lực tài chính mà giá trị tài sản thế chấp hầu như không đáng kể. Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp gặp rủi ro thì rất dễ bị phá sản. Do vậy, dù lãi suất hạ song doanh nghiệp nông thôn vẫn khó có thể tiếp cận vốn.

Mặc dù hy vọng về gói tín dụng “khủng” cho tam nông đang trong quá trình chuẩn bị, song nhiều doanh nghiệp lo ngại, nếu không có cơ chế đặc thù, tín dụng nông nghiệp sẽ rơi vào bế tắc như gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.

Thủ tục chính là rào cản

Ông Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, nông nghiệp đóng góp 22% vào tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế. Có đến 5 nguồn lực để ưu tiên phát triển nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, nguồn lực tiền được sử dụng và tập trung vào lĩnh vực này rất hạn chế.

“Những doanh nghiệp tốt, đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng có thể vay vốn với lãi suất 9%, thế nhưng ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải trả nợ hết khoản cũ mới được vay khoản mới. Đây là điều kiện rất khó đáp ứng”- ông Lượng cho biết.

"Ngân hàng cần thực hiện cải tiến quy trình thủ tục cho vay cho phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Ông Lê Bá Lịch

Ông Trịnh Ngọc Khán - Tổng Giám đốc Agribank cho biết: Nói thật là vẫn còn nhiều hộ có nhu cầu vốn nhưng chưa được giải quyết. Lý do đơn giản, doanh nghiệp, người dân muốn vay được vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chứng minh được khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn và phải thể hiện bằng văn bản giấy tờ, có cam kết đàng hoàng.

“Còn phía ngân hàng, hiện một cán bộ tín dụng thường phụ trách 1-2 xã với khoảng 1.000 hộ có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh sự quá tải trong công việc, một số quy định, quy trình hiện còn quá chặt chẽ”- ông Khánh cho biết.

Rõ ràng, việc tạo ra một cơ chế cho vay đặc thù, nhưng an toàn và hiệu quả để các ngân hàng yên tâm giải ngân là việc cần phải sớm được tháo gỡ. Nếu không đây là vấn đề sẽ làm cản trở nguồn vốn đến với lĩnh vực ưu tiên này.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,931
  • Tổng lượt truy cập85,151,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây