Học tập đạo đức HCM

Hướng tới cơ giới hóa đồng bộ

Thứ hai - 30/06/2014 06:59
Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề “Phát triển tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp”.
Theo báo cáo của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến năm 2013, số lượng máy động lực, máy nông nghiệp sử dụng trong nông nghiệp có mức tăng trưởng bình quân 10%, một số loại máy có mức tăng nhanh như máy gặt lúa tăng 25,6 lần so với năm 2006, máy phun thuốc trừ sâu tăng 5,8 lần so với năm 2006; bơm nước dùng sản xuất nông nghiệp tăng 1,2 lần…

Tại diễn đàn, các đại biểu đều cho rằng: CGH là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp giảm được sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất. Anh Nguyễn Văn Lợi- Chủ nhiệm Hợp tác xã thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh chia sẻ:

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh giới thiệu tham gia lớp tập huấn đào tạo tiếp cận  CGH trong sản xuất lúa, tôi đã cùng 40 hộ thành lập tổ hợp tác, với 8 máy làm đất, 3 máy gặt, 2 máy kéo.

Tham gia mô hình, chúng tôi được Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 100 triệu/máy gặt Nhật, và 50% khi mua máy Trung Quốc. Mô hình của HTX được thực hiện từ đầu vụ đông xuân năm 2014 trên diện tích 4.2ha, mặc dù thời tiết xấu, năng suất giảm nhưng thu hoạch vẫn cho lợi nhuận cao hơn năm trước do áp dụng CGH vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo mạ, phun thuốc và thu hoạch, giảm được 50-60% ngày công lao động.

Như khâu nhổ mạ và cấy nếu một lao động khỏe cấy được 1 sào/ngày, nhưng kéo ống gieo sạ thì 1 người làm được hàng mẫu ruộng; cấy lúa truyền thống cần 2-2,5kg giống/sào thì gieo sạ chỉ cần 0,9-1,1kg giống/sào.

Chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn, ông Vũ Văn Nga, doanh nghiệp giống cây trồng con nuôi Ninh Bình cho rằng: Nông dân nên kết hợp với doanh nghiệp để cùng đầu tư khép kín các khâu trong sản xuất, tại đây người nông dân chỉ làm chủ các khâu: Tiếp nhận vật tư phân bón, thuốc BVTV, cách chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, còn doanh nghiệp thực hiện các khâu làm đất, gieo mạ, cấy, bón phân, gặt, thu hoạch, sấy khô, tiêu thụ. Nông dân sẽ giảm được sức lao động, công lao động, chi phí sản suất thấp mà hiệu quả sản xuất vẫn tăng.

Ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng: CGH nông nghiệp ngoài việc đem lại lợi ích cho nông dân, quan trọng hơn là đã tạo ra cách làm mới, đồng bộ, tập trung, có sự thống nhất các khâu trong sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu. Hiện Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích áp dụng CGH như: Hỗ trợ mua máy mới, bao tiêu sản phẩm, cho vay ưu đãi…

Về mặt hỗ trợ kiến thức, tập huấn, tham quan, đào tạo, Trung tâm Khuyến nông quốc gia sẵn sàng tổ chức để nông dân có điều kiện tham gia, học tập. Ông cũng khuyến cáo các địa phương nên liên kết các tổ, các xã, các tỉnh, để áp dụng CGH đồng bộ , làm sao đem lại hiệu quả nhất cho nông dân, người làm dịch vụ CGH.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay69,858
  • Tháng hiện tại729,185
  • Tổng lượt truy cập93,106,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây