Học tập đạo đức HCM

Huyện Đức Huệ (Long An): Đầu tư nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

Thứ sáu - 24/04/2015 21:05
Khi nói đến vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, người ta hay nhắc tới các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thêm nữa là Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Thạnh chứ ít ai nhắc tới tên huyện Đức Huệ. Đồng Tháp Mười vốn đã “khuất nẻo”, nên Đức Hòa - vùng đất nằm ở “rìa” Đồng Tháp Mười hàng chục năm qua đã phải nỗ lực rất nhiều để từng bước thoát nghèo.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Học – Chủ tịch UBND huyện Đức Huệ về tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) tại địa phương.

Là một huyện thuần nông, gần như không có nhà máy, xí nghiệp nào lớn hoạt động trên địa bàn, xin ông cho biết việc phát triển KTXH của địa phương trong những năm qua, nhất là năm 2014 có thuận lợi và khó khăn gì?

 

Huyen Duc Hue (Long An): Dau tu nong nghiep de phat trien kinh te - xa hoi
 Ông Nguyễn Văn Tâm - Bí thư Huyện ủy Đức Huệ (thứ hai từ phải qua) thăm đồng cùng nông dân.  H.D
 
-Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện về kế hoạch phát triển KTXH năm 2014, trong điều nguồn lực của huyện hạn hẹp, khó khăn rất lớn, với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương, KTXH của huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực. UBND huyện đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 theo nghị quyết của HĐND huyện. Hàng tháng đều có kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện.

 

Tình hình KTXH năm 2014 trên các lĩnh vực đạt được một số kết quả tương đối tốt. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất (GO) ước đạt 1.541 tỷ đồng, đạt 99,92% kế hoạch, tăng 12,22% so với năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 24,638 triệu đồng/năm. Riêng về nông, lâm, thủy sản: Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 1.007 tỷ đồng, đạt 101,42% kế hoạch, tăng 8,05% so với năm 2013, trong đó nông nghiệp tăng 10,04%, lâm nghiệp giảm 1,15%, thủy sản tăng 11,67%.

Sản xuất nông nghiệp, với hệ thống thủy lợi được tập trung đầu tư, các kênh nội đồng được nạo vét và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm - thủy sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, đồng thời triển khai có kết quả các chương trình khuyến nông nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá khả quan.

Cơ cấu cây trồng vật nuôi có thay đổi gì so với trước không, thưa ông?

-Năm 2014, sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi về sản lượng lúa và các loại cây khác. Trồng trọt giá trị sản xuất đạt 617 tỷ đồng, tăng 10,87% so với năm 2013. Trong đó, cây lúa sản lượng đạt 250.117 tấn, sản lượng giảm 5.704 tấn. Trong khi đó, vườn cây chuyên canh trồng mới được 401ha chanh, nâng diện tích chanh toàn huyện là 1.671ha. Về chăn nuôi: Giá trị sản xuất ước đạt 60 tỷ đồng.

Trong chăn nuôi, công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ được duy trì thực hiện tốt đã góp phần hạn chế được dịch bệnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả không ổn định, chi phí đầu vào tăng làm cho người chăn nuôi có thời điểm sản xuất không lãi nên không tái đàn chăn nuôi. Tính đến thời điểm 1.10.2014, tổng đàn gia súc (trâu, bò, heo) có 18.713 con, giảm 2.479 con so với năm trước. Tổng đàn gia cầm (gà, vịt) có 94.630 con, giảm 85.732 con so với năm trước. Trong khi đó, nuôi thủy sản có chiều hướng phát triển, giá trị sản xuất đạt 130 tỷ đồng, tăng 11,67% so với năm 2013. Tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn 388ha, tăng 19ha so với cuối năm 2013 (trong đó: Cá ao mương vườn 182ha, cá ruộng 206ha).

Là huyện “khuất nẻo”, vài năm trước đây toàn huyện chỉ có vài km đường nhựa, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được huyện thực hiện như thế nào?

- Qua 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các xã nhất là các xã điểm đã tranh thủ và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình; bộ mặt nông thôn có sự thay đổi và từng bước phát triển. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách xây dựng NTM được triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Người dân đã nhận thức đúng đắn và đồng thuận với chủ trương về xây dựng NTM. Đến nay, 1 xã đạt 14 tiêu chí (Mỹ Thạnh Đông), 4 xã đạt 13 tiêu chí (Bình Hòa Nam, Bình Thành, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Hưng), 2 xã đạt 11 tiêu chí (Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Thạnh Bắc), 1 xã đạt 10 tiêu chí, 2 xã đạt 9 tiêu chí.

Là huyện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Đức Huệ sẽ làm gì để nâng cao đời sống của người dân, thưa ông?

-Năm 2015 là năm cuối thực hiện nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ X, là năm quan trọng trong việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cho cả giai đoạn 2011 – 2015. Với điều kiện như hiện nay, đòi hỏi phải có sự tập trung nỗ lực với tinh thần quyết tâm cao nhất của các cấp, các ngành để tận dụng tốt những thời cơ, điều kiện thuận lợi, đồng thời chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra cho năm kế hoạch. Là huyện thuần nông nên chúng tôi xác định sẽ tập trung đầu tư cho nông nghiệp để phát triển. Theo đó, phấn đấu giá trị sản xuất ngành đạt mức 1.037 tỷ đồng. Trong đó: Nông nghiệp 699 tỷ đồng; lâm nghiệp 199 tỷ đồng; thủy sản 138 tỷ triệu đồng. Dự kiến sản lượng một số sản phẩm chủ yếu: Lúa 256.000 tấn; mía 65.000 tấn; đậu phộng 240 tấn; bắp 4.125 tấn; dưa hấu 11.400 tấn; mè 420 tấn.

Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa kêu gọi đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ huyện; hạ tầng kỹ thuật khu thương mại cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây để phát triển kinh tế biên mậu; quan tâm xây dựng chợ ở những nơi có điều kiện; khai thác các dịch vụ du lịch trên địa bàn. Mở rộng các hình thức liên doanh – liên kết trong thương mại, dịch vụ, phát triển các dịch vụ phục vụ nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” để tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận được các hàng hóa có chất lượng; phát triển dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn.

Xin cảm ơn ông!

   Đến nay, về xây dựng NTM, Đức Huệ có 1 xã đạt 14 tiêu chí (Mỹ Thạnh Đông), 4 xã đạt 13 tiêu chí (Bình Hòa Nam, Bình Thành, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Hưng), 2 xã đạt 11 tiêu chí (Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Thạnh Bắc), 1 xã đạt 10 tiêu chí, 2 xã đạt 9 tiêu chí. 
Theo danviet.vn
 Tags: đồng tháp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại184,081
  • Tổng lượt truy cập90,247,474
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây