Học tập đạo đức HCM

Liên kết tiêu thụ rau VietGAP

Thứ tư - 13/01/2016 04:29
Năm 2015, dự án do FAVRI triển khai đã tập trung tập huấn SX rau theo quy trình VietGAP cho trên 40 nông dân có truyền thống SX rau tại xã Đông Sang (thuộc HTX Nga Doanh)....
Năm 2015, trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nhằm cải thiện chất lượng và ATTP của rau tươi Việt Nam giai đoạn II" do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tài trợ, Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) đã đẩy mạnh việc triển khai nhân rộng các mô hình SX rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời bước đầu tạo mối liên kết tiêu thụ RAT bền vững. Dự án tập trung cho hai vùng SX rau trọng điểm là Lâm Đồng và Sơn La. Một số Cty phân phối RAT uy tín tại Hà Nội đã tìm được mối liên kết tiêu thụ rau VietGAP tại Mộc Châu (Sơn La)  

16-09-31_img_0025
Một số Cty phân phối RAT uy tín tại Hà Nội đã tìm được mối liên kết tiêu thụ rau VietGAP tại Mộc Châu (Sơn La).


Với lợi thế khí hậu có thể SX được các loại rau trái vụ, tuy nhiên do trình độ SX còn hạn chế, nhiều vùng có bà con đồng bào dân tộc thiểu số nên hiện nay, vùng rau Mộc Châu (Sơn La) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều nhà phân phối RAT tại các đô thị lớn ở phía Bắc.

Nhằm khắc phục tình trạng này, năm 2015, dự án do FAVRI triển khai đã tập trung tập huấn SX rau theo quy trình VietGAP cho trên 40 nông dân có truyền thống SX rau tại xã Đông Sang (thuộc HTX Nga Doanh) đối với hai đối tượng rau có lợi thế trái vụ là cà chua và cải mèo, kết hợp với kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cho cải mèo và cà chua trái vụ.

Trong đó, tập trung trước hết cho việc giám sát việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo thời gian cách li khi thu hoạch trên diện tích 1,4ha cà chua và 1ha cải mèo trái vụ. Do đặc thù SX cà chua trái vụ vào vụ hè thu nên FAVRI đã kết hợp đưa giống cà chua ghép trên gốc cà tím nhằm tăng sức đề kháng, giảm sâu bệnh và tăng năng suất.

Kết quả cho thấy, các diện tích cà chua ghép cho năng suất trung bình hơn 85 tấn/ha, cao hơn 20% so với giống bình thường, hạn chế sâu bệnh. Nhờ nắm vững và thực hiện tốt các quy trình VietGAP, đơn vị chứng nhận là Cty Cổ phần chứng nhận VINACERT triển khai đánh giá, lấy mẫu đất, nước và sản phẩm của mô hình là cà chua và cải mèo, qua đó đạt yêu cầu cấp chứng nhận VietGAP cho HTX Nga Doanh.

BQL Dự án cũng đã tổ chức mời nhiều đơn vị phân phối rau sạch có uy tín tại thị trường Hà Nội như Bác Tôm, siêu thị Metro, Big C, Rau Hà An… trực tiếp lên Mộc Châu thăm quan, ký kết các hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm RAT của dự án (với cà chua trái vụ, thu nhập đạt 270 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với không SX theo VietGAP). Nhờ hiệu quả trông thấy, hiện nhiều vùng rau khác tại Mộc Châu như xã Tà Liết cũng đang chủ động áp dụng quy trình VietGAP.

Tại Lâm Đồng, các hộ dân trồng rau tại Đơn Dương, Đức Trọng có kinh nghiệm từ 8 - 12 năm trồng rau tuy nhiên thực tế cho thấy trước khi tham gia dự án, họ chưa nắm bắt rõ các quy định về canh tác rau theo VietGAP, thông tin về các loại thuốc BVTV dùng cho SX theo VietGAP còn rất hạn chế.

Sau khóa học kết hợp với thực hành, 85% số hộ tham gia tập huấn VietGAP đã đánh giá rất cao lợi ích của SX theo VietGAP, đồng thời thực hiện thuần thục về SX theo GAP, quy trình thu hái bảo quản, ghi chép theo dõi, an toàn lao động…

Chỉ sau 4 tháng triển khai, dự án đã xây dựng thành công, cấp giấy chứng nhận VietGAP cho nhiều mô hình SX rau (3ha cà chua, 1ha cải bắp, một số mô hình cải thảo, xà lách…).

Đồng thời, đã phối hợp mời các đơn vị tiêu thụ rau tại Hà Nội như cửa hàng bán RAT Thiên Lý (chợ Hà Đông); cửa hàng RAT số 25 Nguyễn Sơn (Hà Đông), BQL Chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), HTX DVNN Lĩnh Nam (Hoàng Mai)... trực tiếp vào Lâm Đồng thăm quan, ký kết các hợp đồng tiêu thụ các loại rau VietGAP trái vụ mà phía Bắc không SX được.

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập632
  • Hôm nay82,048
  • Tháng hiện tại818,158
  • Tổng lượt truy cập93,195,822
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây