Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp cần "tăng tốc" trong 6 tháng cuối năm

Thứ tư - 01/07/2015 20:57
Giá trị gia tăng sản xuất toàn ngành Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 là 2,4%, tương đương khoảng 12 nghìn tỷ đồng, vì vậy những tháng cuối năm phải có thêm 22 nghìn tỷ đồng thì nông nghiệp sẽ tăng trưởng với giá trị tổng sản lượng là 3,4% và giá trị gia tăng xấp xỉ 3% như mong đợi của Chính phủ.
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tới toàn ngành trong hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2015 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015, diễn ra ngày 1/7, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các Tổng cục, các Cục, Vụ thuộc Bộ bàn thảo để thống nhất chủ trương, giải pháp hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp như kỳ vọng mà Chính phủ đặt ra cho ngành. 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt 2,36% - mức này cao hơn năm 2013 (đạt 2,14%), nhưng lại thấp hơn so với năm 2014 (2,9%); giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 489.000 tỷ đồng, tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2014.

Trồng trọt là lĩnh vực có tốc độ tăng thấp nhất 1,08% (mức tăng 6 tháng/2014 là 2,8%), nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành (50,7%) nên đã kéo tốc độ tăng của ngành xuống thấp, trong khi lâm nghiệp và chăn nuôi lại có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của 6 tháng/2014. Những tháng đầu năm, ngành trồng trọt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình thời tiết cực đoan, bất thường như mùa đông ấm ở miền Bắc, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khả năng còn lan rộng ra nhiều khu vực khác.

Năm nay hạn hán khốc liệt, riêng Ninh Thuận và Khánh Hòa khốc liệt nhất trong vòng 40 năm. Hiện tại, các hồ chứa ở Ninh Thuận cơ bản hết nước, dung tích đều dưới 10%; ở Khánh Hòa dung tích các hồ chức còn khoảng 17%. Vụ hè thu, dự kiến Ninh Thuận dừng sản xuất khoảng 10.229 ha, chiếm 34%, còn Khánh Hòa dự kiến dừng sản xuất 10.400ha, chiếm 24%” - ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh cho biết thêm, trong thời điểm hạn hán cao nhất thì có khoảng 122.000 ha ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, trong đó nhiều nhất là Đắk Lắk 61.000 ha, Đăk Nông 17.000 ha… bị ảnh hưởng. Theo ước tính, diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân cả nước đạt 3,112 triệu ha, giảm 4,3 nghìn ha so với năm 2014, sản lượng ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 153.000 tấn (-0,7%).

Trước khó khăn về thị trường tiêu thụ nông sản những tháng đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội và doanh nghiệp bàn giải pháp tháo gỡ, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Do vậy, tiêu thụ của nhiều loại nông sản (lúa gạo, vải…) đã được cải thiện đáng kể.

Một tín hiệu tích cực đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp là sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp và chăn nuôi. Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay: Năm nay dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, không có dịch lớn xảy ra, đồng thời giá thức ăn chăn nuôi và giá đầu ra các sản phẩm chăn nuôi khá ổn định, bảo đảm lợi nhuận nên chăn nuôi phát triển tốt.

Vấn đề tái cơ cấu ngành Chăn nuôi đang có những chuyển biến rõ nét, nhất là việc tăng cường quản lý giống và sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín vào lĩnh vực chăn nuôi. “Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư vào ngành chăn nuôi với số vốn cam kết lớn, có doanh nghiệp cam kết đầu tư 1 tỷ USD từ nay đến năm 2020 vào lĩnh vực này” - ông Hoàng Thanh Vân cho hay. 

Theo ông Vân, hiện các doanh nghiệp lớn đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Đây là một tín hiệu mới, thể hiện xu hướng phát triển tích cực của ngành. Song, ngành chăn nuôi cũng đang lúng túng trong việc vận dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (Nghị định 210) cũng như chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ.

Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho hay: “6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng lâm nghiệp đạt 8,3% - mức tăng tốt nhất trong những năm vừa qua. Khả năng cả năm lĩnh vực vực nông nghiệp sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 10%”. Thời tiết khá thuận lợi cộng với công tác chuẩn bị giống, hiện trường thực hiện tốt, nên kết quả trồng rừng đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế đến tháng 6, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 85 nghìn ha, tăng 19%, diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 360 nghìn ha, tăng 16,2%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 604,7 nghìn ha, rừng được giao khoán bảo vệ đạt 4.805,2 nghìn ha, tương đương với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.470 nghìn m3, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Đối với lĩnh vực thủy sản, thời tiết và ngư trường thuận lợi, cộng với giá hải sản nguyên liệu tương đối ổn định, đã kích thích ngư dân tăng cường khai thác thủy sản. Sản lượng 6 tháng ước đạt 1,496 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đối với hoạt động nuôi trồng, do phải đối mặt với tình hình thời tiết nắng nóng bất thường và những khó khăn, cản trở về thị trường tiêu thụ nên sản lượng nuôi các mặt hàng chủ lực (tôm, cá tra) giảm so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tôm đạt 236 nghìn tấn, giảm 2,5%,...

Nói về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thủy sản, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: "Hiện nay, thời tiết ở vùng nuôi đã thuận hơn nên việc thúc đẩy nuôi tôm chân trắng, tôm sú trong những tháng cuối năm. Đặc biệt với mô hình lúa-tôm với diện tích 200.000 ha, chúng ta hoàn toàn có thể nâng năng suất lên nuôi tôm sú lên để tạo đà tăng trưởng cho ngành".

Dù vậy, theo ông Phạm Tuấn Anh, ngoài việc thúc đẩy sản xuất, chúng ta cần dành nguồn lực nghiên cứu kỹ những yếu tố tác động đến sự suy giảm xuất khẩu của mặt hàng thủy sản thời gian vừa qua, từ vấn đề tỷ giá, nguồn cung, sức mua… để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành trong những năm tới.

Đỗ Hương
 nguồn: chinhphu.vn

 Tags: giá trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập928
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,476
  • Tổng lượt truy cập93,140,140
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây