Học tập đạo đức HCM

Phát triển thủy sản miền núi

Thứ tư - 22/10/2014 22:36
Trong những năm gần đây Trung tâm KN- KN Nghệ An phối hợp với Trạm KN các huyện xây dựng hàng loạt mô hình ương nuôi cá giống ở hầu hết địa bàn các huyện miền núi.

Khu vực miền núi tỉnh Nghệ An có hàng trăm hồ đập thủy lợi nhỏ và hàng ngàn ao chuôm. Xác định đây là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua hệ thống KN-KN đã tập trung xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống...

Trên đường dẫn chúng tôi đi thăm Trại ương nuôi cá giống cấp 2 tại xã Châu Quang, Trạm trưởng Trạm KN huyện Quỳ Hợp, ông Phan Thanh Tâm bảo: "Trước đây người dân miền núi đã biết nuôi cá trong ao hồ, thế nhưng nguồn giống chỉ mua của tư thương đi rao bán tự do.

Gặp những lúc khó khăn, có nhiều hộ đã phải cất công đi xuống huyện Diễn Châu, hoặc đến hồ Khe Đá ở huyện Tân Kỳ để mua con giống.

Tuy nhiên quá trình thả nuôi, do cá giống không thích nghi với môi trường nên tỷ lệ sống đạt được rất thấp. Mặt khác vì người dân chưa có kiến thức kỹ thuật chăm sóc nên cá còi cọc, không thể lớn được. Bởi vậy những hộ có ao hồ thả cá chỉ đủ phục vụ cho gia đình, chứ chưa thể có lượng cá hàng hóa để đem ra chợ bán".

Quá trình khảo sát môi trường, thấy nhu cầu phát triển thủy sản của dân là rất lớn nên Trạm KN đã xây dựng một trại ương nuôi cá giống tại xã Châu Quang. Trại cá giống này chỉ rộng 0,5 ha nhưng trạm đã phân chia xây dựng thành nhiều ao chuôm rất chắc chắn.

Hằng năm trạm thả xuống đây đến hơn 1 triệu con cá bột các loại như rô, trôi, mè, trắm. Sau 3 tháng chăm sóc đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, trạm lại cất lên để phân phối cho bà con dân bản.

"Hằng năm tại trại ương nuôi cá giống này, chúng tôi đã tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật hướng dẫn cho nông dân hiểu biết cách chăm sóc cá như: Xử lý ao nuôi, mật độ thả cá trong ao, liều lượng khẩu phần thức ăn, cách thức phòng trừ bệnh, phương pháp chống rét…

Mặt khác cá giống ở đây đã có thời gian dài thích nghi với môi trường khí hậu, nên khi bà con nhận giống về chăn thả và thực hiện đúng theo kỹ thuật của trạm hướng dẫn thì năng suất đã được tăng gấp bội", ông Phan Thanh Tâm chia sẻ.

Anh Lê Viết Quang, Tổ trưởng Tổ chăn nuôi thủy sản ở xã Châu Quang phấn khởi: "Trước đây nhiều nhà cũng có ao, nhưng nuôi cá không đủ phục vụ cho gia đình, nay nhờ có nguồn giống của Trạm KN cung cấp và nhà nào cũng thực hiện đúng kỹ thuật chăn nuôi thủy sản, nên bây giờ ngày nào họ cũng đánh bắt cá to để đem ra chợ bán".

Ngược huyện Quỳ Châu, anh Sầm Văn Thái, Trạm trưởng Trạm KN huyện này bảo: "Tập tục của đồng bào miền núi từ lâu rồi, là vào rừng lấy măng và xuống khe suối bắt cá bắt tôm. Thế nhưng bây giờ khe suối đã bị ô nhiễm, cá tôm cũng không còn sống được, vậy nên nhu cầu nuôi cá trong ao hồ và ruộng lúa là rất cần thiết.

Để giúp dân tiếp cận được nguồn giống, biết cách nuôi cá trong ao hồ, Trạm KN Quỳ Châu đã xây dựng 4 mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 tại xã Châu Hội với quy mô 0,5 ha. Tại 4 hộ có ao tham gia mô hình, đội ngũ cán bộ của trạm đã hướng dẫn cho dân cách xử lý ao và thả 23 kg cá bột.

Quá trình thực hiện các mô hình (thức ăn của cá do trạm cung cấp), người dân được cán bộ bày vẽ một cách tỷ mỉ cách thức chăm sóc cá đúng kỹ thuật.

Kết quả tại hội thảo đầu bờ, sau 1 năm nuôi, số lượng cá của các mô hình bao gồm trôi, mè, trắm cỏ đã thu được 3,5 tấn/ha. Trong đó cá trắm đạt 1,2 - 1,6 kg/con, cá trôi, mè đạt 0,4 - 0,6 kg/con. Tất cả những nông dân tham gia hội thảo đã bày tỏ lòng biết ơn và đề nghị cán bộ giúp họ nhân rộng mô hình".

Trong những năm gần đây Trung tâm KN- KN Nghệ An phối hợp với Trạm KN các huyện xây dựng hàng loạt mô hình ương nuôi cá giống ở hầu hết địa bàn các huyện miền núi. Tuy nhiên theo đánh giá của các Trạm KN thì mô hình vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng thủy sản của nông dân.

Bởi ở khu vực miền núi các hộ gia đình ở dọc khe suối hoặc những nơi có mạch nước ngầm dồi dào thì nhà nào cũng đua nhau đào ao, đó là chưa kể tới ở huyện nào cũng có hàng trăm hồ đập thủy lợi, hàng năm phải chăn thả một lượng cá giống rất lớn.

Như vậy việc dừng lại ở một vài mô hình ương nuôi cá giống ở một huyện để cung cấp nguồn giống là chưa đáng kể và việc tập huấn, hội thảo đầu bờ về kỹ thuật chăn nuôi cá vẫn chưa thể bao phủ hết cho người dân. Họ ước giá như ở huyện nào cũng có trại ương nuôi cá giống như ở Quỳ Hợp thì rất có lợi cho dân.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập825
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm812
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,750
  • Tổng lượt truy cập93,159,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây