Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Thứ hai - 08/05/2017 03:38
Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển biền vững. Theo mục tiêu của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đến năm 2020 sẽ tự do thương mại trong các nước thành viên APEC. Đối với mặt hàng nông sản, nếu như nước ta sản xuất không theo "tiêu chuẩn quốc tế" sẽ bị sản phẩm của các nước khác "đè bẹp" ngay tại sân nhà. Trong khi đó, hiện nay, ngành nông nghiệp nước ta còn nhiều vấn đề bất cập. Loạt bài này sẽ tập trung phân tích những vấn đề liên quan tới quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp nước ta theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bài 1: Đảm bảo công bằng trong tái cơ cấu nông nghiệp

Một trái xoài bằng nửa tạ thóc

Bao nhiêu năm nay, nền nông nghiệp nước ta đã phải trả giá rất đắt: Giá trị đầu tư của Nhà nước rất cao, chi phí sản xuất đắt đỏ, giá bán sản phẩm lại thấp vì chất lượng sản phẩm không cao. Theo ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người nông dân trồng lúa ở nước ta không thu được giá trị kinh tế cao trên diện tích canh tác, thậm chí còn bị lỗ vốn, lỗ công lao động. Còn PGS, TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, kể câu chuyện mà những nhà làm chính sách cần lưu tâm: "Có lần, tôi qua Nhật Bản công tác, đi siêu thị mua trái cây, thấy xoài ngon muốn mua, nhưng nhìn bảng giá, tôi nhẩm tính ra tiền Việt gần 1 triệu đồng/kg. Trong khi đó, nếu xoài của đồng bằng sông Cửu Long sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ cần giá 100.000 đồng/kg thôi, là nông dân lãi lớn rồi".  

u217_11c
Hiện nay, người nông dân đã cơ giới hóa trong sản xuất lúa, nhưng giá trị kinh tế do sản phẩm lúa gạo mang lại vẫn chưa được như kỳ vọng. Ảnh: Hải Luận

Trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp lần này, Chính phủ không có chủ trương mở rộng diện tích trồng lúa, thay vào đó là cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, có lợi nhuận nhiều. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): "Đất nước chúng ta đã qua thời kỳ an ninh lương thực cứu đói. Chẳng hạn như các Bộ trưởng Nông nghiệp châu Phi thường xuyên ngồi lại với nhau bàn chọn giống ngô nào, giống lúa nào... đạt năng suất cao để giải quyết cho dân về an ninh lương thực. Còn các thành viên của APEC phát triển cao hơn, họ bàn thảo cách ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến, kỹ thuật số vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến,  sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế... Cũng là sào ruộng đó, nay chuyển đổi sang trồng cây ăn quả sẽ tăng giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Chúng ta sản xuất theo nhu cầu thị trường thì lúc nào cũng giải quyết tốt đầu ra sản phẩm. Tôi lấy ví dụ, ngành thủy sản xuất khẩu, ngay từ đầu, chúng ta đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn của châu Âu, nên sản phẩm làm ra đã vào mọi thị trường của thế giới". 

Các viện nghiên cứu đã phối hợp với doanh nghiệp đưa nhiều loại giống trái mới có năng suất cao như: Chuối, cam, bưởi... Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau, củ quả nâng tổng giá trị 2,8 tỉ USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2017, nước ta đã nhập khẩu trái cây và rau củ quả đạt 164 triệu USD, tương đương khoảng 3.720 tỷ đồng, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm trước. Một đất nước có nền nông nghiệp lớn ở vùng nhiệt đới như nước ta mà phải bỏ nhiều tiền đi mua rau, củ, quả của nước ngoài về sử dụng thì cần phải đặt ra nhiều câu hỏi lớn?

Chiến lược truyền thông quốc gia về nông nghiệp

 "Tại sao chúng ta có thể xuất khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật Bản, nhưng ngay trên đất nước này, người dân lại không tin, cứ đi tìm trái cây có xuất xứ từ Thái, Mỹ, Australia để sử dụng... Lỗi nằm ở người dân đang bị "nhiễm độc" bởi truyền thông về thực phẩm bẩn?" - Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, đặt vấn đề thẳng thắn. Xu hướng tiêu dùng mới và tiếp cận thông tin về sản phẩm đã bùng nổ trên thế giới. Các hệ thống siêu thị nước ngoài đã đồng loạt thay đổi quan niệm, hướng đến những quốc gia có thể cung cấp sản phẩm tự nhiên như Việt Nam, Thái Lan... Đây là cơ hội để nông dân và doanh nghiệp làm thay đổi cục diện về nhận diện thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm. 

glrv_11d
Giá trị 1 bao lúa này không bằng 1kg xoài Australia tại tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hải Luận

Ông Nguyễn Lâm Viên nêu kinh nghiệm bảo quản nông sản: "Tại sao xoài Thái Lan nhập vào Việt Nam vàng au mà chậm chín hơn xoài Việt Nam, bởi vì họ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thu hái. Như quả sầu riêng, nếu để chín cây rụng xuống thì quả đã nứt rồi, múi đâu còn cứng. Vì vậy, phải thu hái trong thời gian thích hợp thì mới bảo quản lâu dài và đưa đi xuất khẩu. Ethephon là chất tạo chín, để quả chín đồng đều, điều tiết độ ngọt, bảo quản dài, do Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, nghiên cứu ra và đã viết thành sách hướng dẫn cho nông dân, doanh nghiệp cách bảo quản, làm chín trái cây. Trên thế giới họ cũng làm như vậy mà!”.

Tại sao nhiều quốc gia giàu lên từ nông nghiệp như: Phần Lan, Hà Lan, Israel, Thái Lan?... Cần lắm có một chiến lược lâu dài về truyền thông ở cấp độ quốc gia về nông nghiệp. Nếu cứ để cách làm như hiện nay, còn manh mún, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy nói thì làm sao nông nghiệp phát triển được? Đã đến lúc cần trả lại công bằng trong công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp cho người nông dân và doanh nghiệp.

Tác giả: Hải Luận/bienphong.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay41,731
  • Tháng hiện tại817,009
  • Tổng lượt truy cập91,990,738
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây