Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa dốc sức chuyển đổi: Giảm sắn

Thứ năm - 24/07/2014 11:52
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Thanh Hóa đều nhấn mạnh sẽ không xây thêm nhà máy và không mở rộng diện tích sắn nguyên liệu.

Giữ ổn định 11.000 ha

Trong buổi làm việc giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với Cty Office Nishimori (Nhật Bản) bàn về việc khảo sát đầu tư thực hiện Dự án nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, Phía Cty Office Nishimori đề xuất Thanh Hóa tạo điều kiện quy hoạch cho Cty 10.000 ha để xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn và trồng sắn nguyên liệu.

Mặc dù rất muốn thu hút đầu tư nhưng ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thẳng thắn từ chối lời đề nghị của Cty Office Nishimori vì quỹ đất quy hoạch cho cây sắn đã kín.

Ông Xứng cũng gợi ý Cty Office Nishimori có thể phối hợp với 3 nhà máy sắn đóng trên địa bàn 3 huyện Ngọc Lặc, Như Xuân và Bá Thước để cùng thu mua, chế biến khoảng hơn 6.000 ha sắn chưa nằm trong diện quy hoạch cho 3 nhà máy. Như vậy vừa giải quyết được sản phẩm cung ứng cho Nhật Bản vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Cây sắn từng có một thời kỳ phát triển rất rầm rộ, tuy nhiên từ năm 2010 – 2013 diện tích chỉ dao động từ 15.000 – 17.000 ha. Năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 13 tấn/ha (vùng nguyên liệu từ 15 – 20 tấn/ha). “Diện tích ổn định như trên là hợp lý, tuy nhiên năng suất sắn của Thanh Hóa so với các tỉnh khác trên cả nước đang rất thấp nên hiệu quả kinh tế cũng chẳng ăn thua”, ông Đặng Duy Huynh, Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Thanh Hóa nói.

Theo phân tích của ông Huynh, sở dĩ lợi nhuận trên 1 ha sắn chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng là vì lâu nay người dân chủ yếu trồng sắn xuống rồi để mặc mưa nắng, không chăm bón gì nên năng suất đạt thấp. Hơn nữa, đầu ra của cây trồng này phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên giá cả thu mua của các nhà máy cũng lên xuống thất thường.

Ngoài diện tích 9.000 ha quy hoạch cho 3 nhà máy thì khoảng hơn 6.000 ha còn lại người dân phải tự tìm thị trường cho mình, trường hợp giá cả thấp quá không bán được bà con phơi khô đợi đến năm sau mới xuất bán, hoặc có những hộ dân có xe cộ thì vận chuyển đi các tỉnh lân cận để tiêu thụ.

Mục tiêu giảm diện tích sắn khó thực hiện bởi hầu hết diện tích đều không trồng được cây khác (Ảnh: nongnghiep.vn)

Mục tiêu giảm diện tích sắn khó thực hiện bởi hầu hết diện tích đều không trồng được cây khác (Ảnh: nongnghiep.vn)

Theo báo cáo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thanh Hóa, hiện tổng diện tích sắn toàn tỉnh đạt trên 16.000 ha, dự kiến đến 2015 diện tích sẽ giảm còn 14.500 ha và năm 2020 duy trì ổn định ở mức 10.000 – 11.000 ha. Tập trung ở các huyện Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy…

Ông Dương Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho rằng, việc tái cơ cấu trồng trọt nói chung, cây sắn nói riêng là rất cần thiết, bởi phát triển sắn nếu không có định hướng căn cơ sẽ tàn phá hết tài nguyên đất đai mà lại không tăng được thu nhập cho nông dân.

“Một mảnh đất trồng sắn trong 3 năm là hết sạch chất dinh dưỡng. Vì thế, chúng tôi đang khuyến khích bà con giảm dần diện tích sắn trồng trên đất dốc xuống còn 1.800 – 2.000 ha nhằm hạn chế rửa trôi đất. Đồng thời, phối hợp Sở KH- CN, Học viện Nông nghiệp VN ứng dụng cơ giới hóa vào SX xuất sắn (bắt đầu từ vụ 2015) để thâm canh tăng năng suất, chất lượng”, ông Mạnh nói.

Bên cạnh những định hướng mới cho cây sắn, ông Mạnh cũng lo ngại mục tiêu giảm diện tích khó đạt bởi: “Lâu nay người dân miền núi ngoài trồng cao su, mía và sắn thì không có cây trồng nào hiệu quả hơn”.

Chung quan điểm như ông Mạnh, PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa Mai Bá Luyến nhận định: “Người dân vẫn sẽ duy trì cây sắn bởi trồng sắn chi phí đầu tư ít và hầu hết các diện tích đều được trồng trên nền đất xấu, đất vườn, đồi bãi (trừ diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu cho 3 nhà máy) không thể trồng được các loại cây khác”.

Anh Lương Văn Tam, thôn Ó, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân cho biết, gia đình anh làm 6 sào sắn, năm 2013 anh thu hoạch được 5 tấn, bán với giá 1.500 đ/kg, tổng thu nhập được 7,5 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí anh còn lãi được hơn một nửa. Anh bảo: “Trồng sắn tuy bấp bênh nhưng tôi vẫn phải làm vì đất xấu không biết trồng cây gì khác”.

Hiện Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thiện đề án tái cơ cấu cây sắn. Trong đó tập trung vào các giải pháp như: Đầu tư thâm canh, đưa các giống sắn năng suất và hàm lượng tinh bột cao vào trồng để tăng năng suất, chất lượng sắn nguyên liệu… phấn đấu đến 2020, 100% vùng nguyên liệu sắn thực hiện theo hình thức cánh đồng mẫu lớn. Nâng công suất chế biến tinh bột sắn tại 3 nhà máy lên 160.000 – 165.000 tấn/năm (2015) và khoảng 200.000 tấn/năm (2020).

Giải pháp đề ra nghe có vẻ rất khả quan, tuy nhiên để thay đổi tư tuy SX truyền thống “thâm căn cố đế” của nông dân không phải ngày một ngày hai là làm được, đặc biệt là với đồng bào dân tộc. Liệu giải pháp này có khả thi, kế hoạch giảm diện tích sắn của Thanh Hóa có thực hiện được hay không?

Vấn đề này không phải chỉ đưa ra con số phấn đấu hay giải pháp chung chung mà quan trọng nhất phải tính đến mục đích cuối cùng là hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Không thể nói kiểu “bắt con bỏ chợ” như lãnh đạo một huyện cho rằng: “nhà máy sắn trên địa bàn tiêu thụ không hết thì người dân có thể phơi sắn khô đem ra các huyện khác, tỉnh khác để bán!”.

Tái cơ cấu đảm bảo phát triển bền vững

Thanh Hóa đang tập trung nhân lực, vật lực hoàn thiện đề án trình Bộ NN-PTNT xin được thực hiện thí điểm tái cơ cấu toàn ngành. Hy vọng rằng với sự quan tâm, ủng hộ tối đa của Bộ, xứ Thanh sẽ sớm trở thành tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, làm gương cho các địa phương khác học tập, noi theo.

Ông Mai Bá Luyến cho hay, mục tiêu Thanh Hóa hướng đến khi thực hiện tái cơ cấu trồng trọt là phải nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo bền vững. Theo đó, tất cả các loại cây trồng đều phát triển theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, địa phương.

Đẩy mạnh áp dụng KHCN, đặc biệt là công nghệ cao, hình thành các vùng SX hàng hóa chuyên canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. “Cơ cấu các loại cây trồng sẽ được sắp xếp lại thông qua việc nghiên cứu kỹ yếu tố “đầu vào, đầu ra”, nhằm giảm tổn thất cho người nông dân”, ông Luyến nhấn mạnh.

Đối với cây lúa, tuy giảm diện tích từ 256.331 ha (2013) xuống hơn 235.000 ha (2025) nhưng sẽ thực hiện mọi biện pháp thâm canh để tăng năng suất lên đạt 62 tạ/ha (2020). Cây ngô đóng vai trò quan trọng thứ 2 sẽ chuyển dần theo hướng tăng cả diện tích và năng suất, cụ thể diện tích tăng từ hơn 52.000 ha lên 72.000 ha (2025); năng suất từ 42 tạ/ha lên 50,5 tạ/ha.

Vùng SX ngô ở các vùng bãi bồi ven sông, đất chuyên màu; trên sườn đồi thấp và bán sơn địa; trên đất hai lúa… đều được mở rộng quy mô.

Ngoài các cây trồng chính là lúa, ngô và mía, Thanh Hóa còn phát triển rất mạnh rau màu vụ đông và cây đậu tương. Theo kế hoạch diện tích rau màu sẽ tăng từ 34.329 ha lên 40.000 ha (2020); đậu tương 9.309 ha (2013) lên 21.100 (2020).

Riêng rau các loại, dự kiến đầu tư SX theo quy trình VietGAP khoảng 3.800 ha với các cây trồng chính như ớt, dưa chuột, ngô ngọt…phục vụ các đô thị, khu công nghiệp và xuất khẩu. Xu hướng tái cơ cấu theo hướng tăng diện tích, sản lượng còn có cây khoai lang và dứa. Còn giảm diện tích là cao su, cói và lạc.

Như vậy việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng tận dụng tối đa diện tích đất SX của Thanh Hóa hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng thay đổi tư duy SX của nông dân, từng bước giữ ổn định tỷ trọng giá trị SX lĩnh vực trồng trọt năm 2015 đạt 66,6% và 2020 là 60,8%.

 Thanh Nga
Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay27,525
  • Tháng hiện tại220,618
  • Tổng lượt truy cập92,598,282
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây