Học tập đạo đức HCM

Trồng ngô giữa vựa lúa

Thứ hai - 12/05/2014 10:39
Những ngày này, người làm công tác khuyến nông tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ái ngại nhất là nghe nông dân than: “Các ông chỉ mần cái chi đi, không là tui đi Bình Dương đó”…
 
Anh Phạm Văn Beo đang thực hành chăm bón ngô theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Ảnh VGP/Đỗ Hương
Câu nói nghe ... thấy lạ nhưng dường như cho thấy một thực tế là trồng lúa ở đây thu nhập ngày một hạn chế và nhiều nông dân đang có ý định rủ nhau bỏ xứ để vào các khu công nghiệp ở Bình Dương tìm việc làm...

Bất ngờ từ cây ngô

Tuy nói vậy nhưng đa số nông dân vẫn quyết bám trụ với ruộng đất của mình. Vùng đất vàng này vốn có chất đất giàu dinh dưỡng, ruộng cũng rộng hơn nhiều so với ngoài Bắc, nên làm ruộng ở đây thường là làm giàu, chứ không đơn thuần là chỉ đủ ăn.

Anh Lê Hoàng Quốc, nông dân ấp Cả Ngay, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có 3ha đất lúa 3 vụ. Từ trước đến nay, vụ Xuân Hè và Hè Thu luôn khiến anh đau đầu khi đối mặt với nguy cơ thiếu nước, nhiễm mặn, sâu bệnh. Vụ Đông Xuân phải bù vào phần lỗ của những vụ này mới hòa vốn, vì thế dù rất chịu khó, nhưng gia đình anh vẫn chỉ đủ ăn.

Đầu tháng 4, anh Quốc chuyển toàn bộ quỹ đất đầu tư trồng ngô. Quyết định này xuất phát từ sự thành công của mô hình trồng ngô thử nghiệm 5.000m2 vào cuối năm 2013 trong huyện với bất ngờ khi năng suất đạt 9 tấn hạt khô/ha ngô.

Không những thế, việc chuyển đổi trồng ngô đã có doanh nghiệp (DN) hỗ trợ giống và kỹ thuật cho những vụ đầu, cùng với việc kêu gọi các đơn vị thu mua vào cuộc với giá sàn thu mua 3.250đ/kg (hạt tươi).

“Đầu tư mỗi ha lúa khoảng 28 triệu đồng, trong khi với ngô là 26 triệu đồng. Với mức giá thu mua này, chúng tôi sẽ thu về ít nhất 36 triệu đồng/ha ngô. So với lúa, lãi 10 triệu đồng mỗi ha!”, anh Quốc cho biết.

Anh Phạm Văn Beo, nông dân ấp Tân Khánh, xã Tân Khánh Hòa cũng đang đầu tư 6ha ngô lai trên diện tích đất lúa hè thu, chia sẻ: “Trước đây mỗi ha lúa Hè Thu, tui chịu lỗ 7,5 triệu đồng. Nay xuống giống trồng bắp (ngô), công ty thu mua kí ngay hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên không lo đầu ra. Chi phí đầu tư cho bắp thấp hơn lúa, giá thu mua cao hơn, lại được hướng dẫn kỹ thuật liên tục nên tui yên tâm trồng bắp! Vụ này nếu thành công, tui sẽ cùng người em trồng 30ha bắp”.

Kiên Giang chỉ là một trong nhiều tỉnh ĐBSCL đang tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu. Nông dân tại đây vừa trồng vừa “nghe ngóng” để lựa chọn loại cây trồng chuyển đổi hiệu quả, trong đó ngô lai có nhiều lợi thế nhất và phát triển nhanh nhất do nhu cầu cao, có DN bao tiêu đầu ra, chứ không bấp bênh như các loại cây trồng khác.

Trước Kiên Giang, nông dân tỉnh An Giang, Đồng Tháp năm 2013 đã chuyển đổi trồng lúa sang ngô lai, kết quả rất khả quan khi lợi nhuận từ ngô cao gấp 2-3 lần so với lúa Xuân Hè, Hè Thu.

Chính sách phải là sự tiếp sức thiết thực

Nhìn nhận được xu hướng chuyển đổi cây trồng giúp bà con nâng cao được hiệu quả sản xuất, ngành Nông nghiệp đã kịp thời ban hành và tham mưu ban hành những chính sách để có “hạ tầng” cho việc chuyển đổi này.

Theo Bộ NNPTNT, mục tiêu đến 2020 sẽ chuyển đổi lúa vụ Xuân Hè sang cây màu với tổng diện tích 200.000 ha, trong đó ngô lai ước đạt 55.000ha. Cuối tháng 4, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 580 về việc hỗ trợ giống tối đa 2 triệu đồng/ha cho những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu ở vụ đầu tiên. 

Đây chính là sự tiếp sức thiết thực cho bà con yên tâm hơn với quyết định chuyển đổi này.

Hứa hẹn những vụ mùa bội thu khi chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô ở ĐBSCL. Ảnh VGP/Đỗ Hương

Tuy vậy, việc thực thi chính sách ở địa phương được lường trước là sẽ khó đồng đều, bởi còn nhiều e ngại trong tư duy chuyển đổi của nhiều lãnh đạo địa phương.

Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, đích thân Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì một cuộc họp về chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang các cây trồng khác tại nơi vốn bao đời nay được coi là vựa lúa này.

Tại cuộc họp nhiều ý kiến của các lãnh đạo Sở NNPTNT các tỉnh ĐBSCL xoay quanh vấn đề lo lắng về việc cơ giới hóa để phù hợp với chuyển đổi, đầu ra tiêu thụ của các sản phẩm sau chuyển đổi, việc thực thi hỗ trợ như thế nào để hợp lý và kịp thời…  Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, vì việc chuyển đổi là hoàn toàn mới với nông dân, nên cần làm rõ vấn đề tâm lý, nhận thức ngay trong bộ máy chỉ đạo sản xuất, từ đó mới có thể phổ biến bà con nông dân để họ biết rõ, thấy được lợi ích của mình và tích cực tham gia.

Bộ trưởng giao nhiệm vụ cụ thể: “Cục Trồng trọt sớm hoàn chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại ĐBSCL, mặt khác các tỉnh cũng chủ động và quy hoạch cụ thể các vùng chuyển đổi của địa phương, trên cơ sở đó có quy hoạch cụ thể từng năm. Cần phải công bố cho nông dân và DN tham gia từ đầu và khâu tiêu thụ. Đặc biệt, chỉ hướng dẫn nông dân chuyển đổi sang trồng cây mà đã nắm vững khả năng thị trường; không hướng dẫn chuyển đổi khi không rõ sẽ bán cho ai, bán ở đâu - đó là điều kiện tiên quyết”.

DN đã cùng nông dân xuống đồng thử nghiệm và chứng minh được hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi trồng ngô. Chính sách cũng đã được vạch ra theo hướng ủng hộ việc chuyển đổi để đưa giá trị kinh tế về tay nông dân. Nhưng hơn hết, việc vun đắp và thực thi những chính sách cũng cần cùng nhịp với người dân và DN.

Đây chính là công việc của cán bộ tại địa phương, là ý chí của chính quyền từ tỉnh, thành phố cho tới từng huyện, xã. Có như vậy, câu chuyện liên kết giữa “các nhà” trong lĩnh vực nông nghiệp mới có thể cho hoa thơm, trái ngọt.

Đỗ Hương
Theo chinhphu.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,972
  • Tổng lượt truy cập92,034,701
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây