Học tập đạo đức HCM

20 năm xuất khẩu, nhưng không biết xây dựng thương hiệu tôm, cá từ đâu

Thứ ba - 12/06/2018 10:30
Sau 20 năm nhìn lại, ngành chế biến xuất khẩu thủy sản đã tiến một bước dài trên thị trường thế giới, nhưng vẫn chưa có thương hiệu tôm cá Việt Nam. Thứ trưởng Trần Thanh Nam thừa nhận muốn sớm xây dựng nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu.

20 nam xuat khau, nhung khong biet xay dung thuong hieu tom, ca tu dau hinh anh 1

Ngành chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước đã phát triển mạnh nhưng vẫn chưa có thương hiệu riêng. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Tại Hội nghị toàn thể hội viên của Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) ngày 12.6, thương hiệu tiếp tục là vấn đề được Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam tiếp tục nêu ra, và kiến nghị sớm giải quyết, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Vasep. Chặng đường này ghi nhận những nỗ lực mà Vasep đã đóng một vai trò rất lớn làm cầu nối các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với nông dân và với chính quyền.

 20 nam xuat khau, nhung khong biet xay dung thuong hieu tom, ca tu dau hinh anh 2

Vasep nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho những đóng góp trong 20 năm qua. Ảnh: Nguyên Vỹ

Năm 2017, thủy sản là một trong những ngành về đích sớm khi hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đạt hơn 8,3 tỷ USD. Giai đoạn tiếp theo, ngành thủy sản sẽ còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn để ổn định sản xuất và xuất khẩu. Trong đó có việc xây dựng hình ảnh thương hiệu thủy sản Việt Nam, hoặc chống lại các hình thức truyền thông bẩn, nhằm làm xấu hình ảnh cá, tôm trong nước.

“Bản thân tôi phụ trách vấn đề thị trường nông sản xuất khẩu và thương hiệu, nhưng hiện tôi không thể biết kế hoạch xây dựng thương hiệu cho tôm và cá tra đang nằm ở đâu”, Thứ trưởng nói.

Trước đó, Bộ NNPTNT đã xây dựng thành công thương hiệu cho lúa gạo. Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, là ngành xuất khẩu thu ngoại tệ lớn nên vấn đề xây dựng thương hiệu càng không thể chậm trễ.

 20 nam xuat khau, nhung khong biet xay dung thuong hieu tom, ca tu dau hinh anh 3

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị sớm xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Thứ trưởng đề nghị trong thời gian sớm nhất, Vasep và Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) phối hợp cùng Bộ Công thương rà soát lại xem đầu mối xây dựng thương hiệu đang nằm ở đâu, trong đề án nào, ai chịu trách nhiệm, nguồn kinh phí cũng như kế hoạch cụ thể...

Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ trong việc chống bôi nhọ hình ảnh tôm, cá Việt Nam ở nước ngoài.

Về thương mại, Thứ trưởng Nam đề nghị Vasep phối hợp cùng Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, tháo gỡ các rào cản thương mại ở thị trường quốc tế. Đồng thời, Vasep cần tăng cường liên kết với Hiệp hội các nước để nâng cao sức mạnh bản thân, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ từ bên ngoài.

Trong nước, ngành thủy sản cần tiếp tục tập trung vào chất lượng sản phẩm và năng lực cạmh tranh. Với vai trò là cầu nối, Vasep phải thống nhất để các doanh nghiệp thành viên đảm bảo cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn giữ vững vị thế xuất khẩu cả nước.

Trong lúc nguồn nguyên liệu thiếu hụt đang là vấn đề đáng quan tâm, các doanh nghiệp cần tăng cường xây dựng chuỗi liên kết với nông dân, với HTX để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.

 20 nam xuat khau, nhung khong biet xay dung thuong hieu tom, ca tu dau hinh anh 4

Các doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi liên kết để khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến. Ảnh: Nguyên Vỹ

“Việc xây dựng chuỗi liên kết phải đảm bảo chia sẻ lợi ích với nông dân. Chỉ khi hài hòa được quyền lợi người sản xuất, chế biến và xuất khẩu thì liên kết mới bền vững”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Vasep, trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 139 thị trường. Trong đó 4 thị trường đang chiếm tỷ lệ tương đương nhau là Mỹ, Nhật Bản (15%), EU và Trung Quốc (14%) với giá trị XK dao động quanh mức 354 - 380 triệu USD.

Với tốc độ tăng trưởng cao nhất (37%), rất có thể trong quý II, Trung Quốc sẽ vuợt qua 3 thị truờng còn lại, trở thành nhà nhập thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Theo Nguyên Vỹ (danviet.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay59,715
  • Tháng hiện tại890,442
  • Tổng lượt truy cập92,064,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây