Học tập đạo đức HCM

2015, xuất khẩu tôm có về đích?

Thứ năm - 06/08/2015 00:17
Sáu tháng đầu năm, xuất khẩu tôm chỉ mang về cho Việt Nam 1,3 tỷ USD, giảm 28% so cùng kỳ năm trước. Với nhiều khó khăn như hiện nay, liệu ngành tôm có thể cán đích như kỳ vọng?

Cung thừa và sức mua giảm

Nhìn vào cơ cấu và giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy những năm qua sẽ thấy, con tôm luôn chiếm một phần quan trọng trong kế hoạch xuất khẩu hằng năm của các nhà quản lý. Năm 2014, trong 8 tỷ USD của xuất khẩu thủy sản, con tôm chiến hơn 51%. Vì thế, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD, giảm 28% so cùng kỳ năm trước đã khiến giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm giảm 16% so với cùng kỳ.

Hiện con tôm Việt Nam có ba thị trường quan trọng là Mỹ, Nhật và EU, trong đó, Mỹ và Nhật là hai thị trường quyết định đến giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Năm nay, hai thị trường này giảm sức mua đã ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của con tôm.

Theo VASEP, những năm trước, hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện đồng loạt tại các nước nuôi tôm, khiến nguồn tôm nguyên liệu cung cấp cho thị trường giảm trong khi nhu cầu không giảm. Năm nay, EMS đã được khống chế ở hầu hết các nước, vì thế, sản lượng tôm nuôi được dự báo tăng mạnh. Một khi nguồn cung tôm từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… dồi dào, các nhà nhập khẩu sẽ “tạm dừng” để làm giá.

Điểm dễ dàng nhận thấy là các nước có xuất khẩu tôm trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan hay các nước Nam Mỹ vốn có thế mạnh về tôm thẻ chân trắng, còn Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nuôi một lúc tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú và có thể chuyển đổi cho nhau khi nhu cầu thị trường cần.

 

Có thể kỳ vọng?

Theo Bộ NN&PTNT, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước khoảng 40.000 ha, giảm gần 19% so cùng kỳ năm trước, riêng ĐBSCL diện tích thả nuôi là 34.800 ha, giảm 26,5%, sản lượng trên 66.000 tấn, giảm hơn 22% so cùng kỳ. Cùng đó, sau khi tôm thẻ rớt giá, nhiều hộ đã chuyển sang tôm sú. Hiện, diện tích nuôi thả tôm sú vào khoảng 550.000 ha, tăng gần 3% so cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 111.000 tấn, tăng gần 3%. Nhiều tỉnh có diện tích nuôi tôm sú tăng, như Kiên Giang hơn 11% diện tích và gần 16% sản lượng, Sóc Trăng tăng gần 3% về diện tích nhưng tăng tới hơn 48% về sản lượng.

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, giá tôm giảm trong thời gian qua là do trong năm 2014, nguồn cung tôm vượt quá nhu cầu tiêu thụ khoảng 4% và năm nay khoảng 7%, vì thế giá tôm trên thị trường thế giới không thể tăng lên được.

Còn theo ông Trương Đình Hòe, thường thời điểm những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ tôm bắt đầu tăng mạnh. Một tín hiệu đáng mừng cho con tôm Việt Nam là trong đợt rà soát sơ bộ hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá cho khoảng thời gian từ 2/1/2013 đến 31/1/2014, mức thuế trung bình với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam xuống dưới 1%, và thông thường lần công bố kết quả cuối cùng vào tháng 9 hằng năm sẽ không có nhiều biến động so với lần rà soát sơ bộ.

Việc chịu thuế bán phá giá thấp cũng giúp tôm Việt Nam có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, vốn đang chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong nửa đầu năm. Vì thế, có thể lạc quan tin rằng, xuất khẩu cả năm sẽ ở mức 4 tỷ USD, tương đương với năm 2014.

>> Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho rằng, nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm nay sẽ không bằng năm trước, trong đó, sự sụt giảm giá trị xuất khẩu của con tôm là một phần nguyên nhân.

Tiểu Kiều
Nguồn: thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay36,058
  • Tháng hiện tại162,620
  • Tổng lượt truy cập85,069,656
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây