Theo cam kết với thành viên các nước ASEAN, chậm nhất đến năm 2018, Việt Nam phải thực hiện cam kết xóa bỏ hạn ngạch thuế quan mặt hàng đường. Để đáp ứng được những quy định trên, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy, tiếp cận đến trình độ sản xuất quốc tế và kết quả sản xuất đã vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước. Song, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đó là những lộ trình Việt Nam đã cam kết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để giúp sức cho ngành Mía đường, như chấn chỉnh về năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, đưa giá thành đường Việt Nam tương đương với thế giới. Để có giá đường tương đương thì phải giảm chi phí nguyên liệu (giá thu mua nguyên liệu) nhưng điều quan trọng nhất là làm sao giữ hay nâng cao thu nhập cho người trồng nguyên liệu lại đang là thử thách của ngành Mía đường.
Theo nhiều chuyên gia, để giải được bài toán này cần có nhiều thay đổi trong đó trọng tâm nhất phải chú ý là giống, thay đổi thâm canh, áp dụng cơ giới hóa và tổ chức lại sản xuất. Để ngành Mía đường sản xuất hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Trồng trọt sớm rà soát và công bố quy trình sản xuất mía để phổ biến, nhân rộng cho nông dân; Tổng cục Thủy lợi nghiên cứu công nghệ tưới mía cho từng vùng cụ thể; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản phải công bố quy trình cơ giới hóa, giảm tối thiểu tổn thất sau thu hoạch trên cây mía.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, niên vụ 2014-2015, tổng diện tích mía cả nước đạt 305.000ha, năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 triệu tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn tương đương niên vụ trước. Sản lượng mía được ép để chế biến đường khoảng 1,6 triệu tấn. Chỉ tính riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg đường.
Để giảm giá thành cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất mía nguyên liệu. Đặc biệt là tổ chức sản xuất các sản phẩm phụ sau đường, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất đường. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cần tăng cường ngăn chặn tình trạng nhập đường nhập lậu vào Việt Nam.
Lê Nguyên
theo Báo Thanh Tra
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;