Học tập đạo đức HCM

Bán tào phớ, nước mía kiếm tiền triệu mỗi ngày

Thứ sáu - 12/05/2017 03:56
Dưới cái nắng 37 – 40 độ C của những ngày hè Hà Nội, nước giải khát luôn là mặt hàng tấp nập khách ra vào. Với số vốn bỏ không quá nhiều nhưng những chủ cửa hàng giải khát như nước mía, trà đá, tào phớ, trà chanh... có thể thu lãi tiền triệu mỗi ngày.

Bán nước mía, một vốn bốn lời

Kinh doanh nước mía trong những ngày hè cũng được coi là nghề “một vốn bốn lời”. Với số vốn ban đầu bỏ ra chỉ khoảng 10 triệu – 20 triệu đồng, người kinh doanh có thể thu hồi vốn ngay từ những tháng đầu. Như quán nước mía của chị Trịnh Thi Xuyên (30 tuổi, quê tại Ninh Bình) tại phố Văn Trì (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm), mặc dù chỉ bán với giá rẻ là 5.000 đồng/cốc nhưng cũng mang lại khoản thu nhập từ 10 triệu – 25 triệu/tháng.

Theo lời kể của chị Xuyên, lên Hà Nội lập nghiệp từ năm 2012, số vốn trong tay lại ít ỏi, chị quyết định mở cửa hàng nước mía. Do có chồng mở đại lý chuyên nhập từ các hộ trồng mía sau đó bán cho các cửa hàng nên chị quyết định bán với mức giá siêu rẻ để thu hút khách. “Hồi tôi mới bắt đầu mở, các quán nước mía tại khu vực đa số đều bán với mức giá từ 7.000 đồng – 10.000 đồng/cốc. Nhưng do nhập được mía với giá rẻ nên tôi bán với mức giá rẻ hơn. Thà mình chịu lãi ít nhưng đông khách còn hơn bán đắt mà lại ít khách” chị Xuyên cho biết.

nước giải khát, món ăn vặt, nước mía, tào phớ

Chị Xuyên luôn phải làm luôn chân luôn tay để phục vụ nước mía cho khách hàng. 

 
Trung bình mỗi ngày chị Xuyên bán được 200 – 300 cốc. Nhưng vào những ngày nắng nóng, cao điểm chị có thể bán lên đến 500 – 700 cốc nước mía mỗi ngày, thu lãi từ 1 triệu - 1,5 triệu đồng.

“Nghề bán nước mía đơn giản, ít vốn nhưng cũng khá cực nhọc. Ngày nào tôi cũng phải dậy từ 5h sáng để dọn dẹp cửa hàng, nạo mía và kết thúc công việc tận 12h đêm. Hơn nữa nghề này cũng chỉ kiếm được theo mùa, đông khách nhất là vào khoảng tháng 4 đến tháng 10. Khách uống tại cửa hàng thì lãi còn được cao hơn chứ nếu cầm đi, mỗi chiếc cốc nhựa, túi bóng... lại phát sinh thêm chi phí 500 đồng. Để đảm bảo vệ sinh tôi còn đầu tư thêm cả máy dập nắp cho khách” chị Xuyên cho hay.

Mỗi cây mía các cửa hàng thường nhập về về với giá 10.000 đồng - 12.000 đồng, ép được khoảng 4 cốc nước mía giá 5.000 – 10.000 đồng/cốc. Như vậy với một cốc nước mía, người kinh doanh có thể thu lãi gấp đôi, thậm chí gấp 3, gấp 4.

Vốn có lợi thế về mặt địa điểm, quán nước giải khát của anh Phong gần sân vận động Mỹ Đình cũng thu lãi từ 15 triệu – 20 triệu đồng/tháng. Vào mỗi buổi chiều, khi các nhóm thanh niên đi đá bóng, tập thể dục về cũng là lúc quán anh lại tấp nập khách. Trung bình mỗi ngày, quán của anh cũng bán được 80 – 100 cốc nước mía với giá 10.000 đồng/cốc. Ngoài ra anh còn bán thêm trà đá, trà chanh và một số loại nước giải khát khác. Đây đều là những mặt hàng dễ bán, dễ tiêu thụ trong thời tiết nắng nóng, oi bức.

 

Không chỉ riêng chị Xuyên, anh Phong, trào lưu kinh doanh nước mía ép đang thu hút nhiều tiểu thương từ đầu hè. Ngay cả những người mở hàng nước nhỏ, quầy tạp hóa cũng tranh thủ mở thêm một quầy nước mía bên cạnh để tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh buôn bán ngoài vỉa hè, nhiều chủ cửa hàng nước mía còn nhanh nhạy kết hợp cả công nghệ thông tin để quảng bá cho sản phẩm, tăng doanh số. Trên một số trang mạng xã hội, nhiều cửa hàng còn đăng quảng cáo giao nước mía đến tận nhà, văn phòng. Hình thức kinh doanh này cũng thu hút được khá nhiều khách, do có nhiều người muốn uống nước mía nhưng ngại ra đường vào những lúc thời tiết nắng nóng.

Quán tào phớ thu lãi gần 2 triệu mỗi ngày

nước giải khát, món ăn vặt, nước mía, tào phớ

Chỉ với 6.000 đồng cho một bát tào phớ thập cẩm, chị Nhung thu lãi trên dưới 2 triệu đồng/ngày.

Chỉ là một quán tào phớ vỉa hè bán trong sân khu tập thể đối diện Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) nhưng quán của chị Đặng Thùy Nhung không lúc nào ngớt khách. Giá chỉ 6.000 đồng/bát nhưng có “thập cẩm ngũ vị” nào tào phớ, thạch găng, thạch đen, trân châu rồi nước cốt dừa, dừa tươi, dừa khô đủ cả, nên tào phớ của chị Nhung đã trở thành món đồ giải khát khoái khẩu của các bạn học sinh, sinh viên hay những chị em công sở.

Chị Nhung bán tào phớ ở đây, ngót nghét cũng đã được chục năm. Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, ban đầu chị chỉ dám làm ít, bán cho học sinh mỗi khi tan học vào buổi chiều. Giá tào phớ có lúc chỉ 2.000 đồng/suất nhưng vẫn thưa khách.

Chị Nhung cho biết, ban đầu vì chưa quen khách nên công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ kiên trì, ngày càng nâng cao chất lượng mà khách rỉ tai nhau và tìm đến, nên chuyện làm ăn của chị ngày càng khấm khá.

Trung bình mỗi ngày quán của chị Nhung bán được từ 1000 – 1200 suất, những ngày cao điểm có thể lên đến 1500 suất tào phớ, giúp chị thu lãi ngót nghét 2 triệu đồng/ngày. Ngoài tào phớ chị còn bán thêm cả một vài món ăn vặt để thực đơn của quán thêm phong phú, tạo thêm thu nhập.

Một mình làm không xuể, quán của chị còn thuê thêm 6 nhân viên. Ngoài bán tại cửa hàng, quán của chị cũng nhận ship (vận chuyển) đến tận nhà để phục vụ khách hàng. Nhờ chất lượng thơm ngon, giá cả phải chăng nên nhiều khách hàng rỉ tai nhau, khiến quán của chị đông càng thêm đông.

Nói về kinh nghiệm bán hàng, chị Nhung chia sẻ, muốn được khách tin tưởng thì phải làm ngon, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng. “Dù chỉ là quán vỉa hè nhưng mình vẫn phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Nhiều người bán tào phớ thường cho thạch cao vào để hiệu suất đông đặc của nước đậu tương cao hơn. Quán tôi thì mọi nguyên liệu và cách chế biến đều đảm bảo để khách hàng tin tưởng, vì mình làm ăn lâu dài, phải lấy uy tín làm đầu”, Chị Nhung nói.

Quả thật, trong khi nhiều công việc kinh doanh trở nên khó khăn thì có những quán vỉa hè vẫn làm ăn tốt. Bí quyết kinh doanh của họ đơn giản chỉ là đủ yếu tố ngon - bổ - rẻ - hợp vệ sinh. Điều này sẽ như thanh nam châm hút khách, giống như việc mỗi ngày, mọi người cứ ồ ạt đến quán tào phớ hay nước mía giản dị kia.

Khi mở hàng nước mía, chi phí mặt bằng và máy móc chiếm phần vốn lớn nhất. Ở Hà Nội, các chủ hàng nước mía thường chọn thuê nơi công cộng như vỉa hè, quảng trường, bến bãi. Nhiều người sẵn sàng bỏ hàng chục triệu để giành quyền thuê ba, bốn tháng mặt bằng rộng rãi ở nơi có nhiều người qua lại.

(Theo GiadinhNet)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,411
  • Tổng lượt truy cập90,258,804
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây