Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu cá ngừ hàng đầu sang Mỹ Ảnh: CTV
Sức hút mạnh
Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm đạt 148,5 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ năm 2016. Giá trị xuất khẩu vào Mỹ tăng do sản lượng tăng và một phần do giá cá ngừ trên thị trường thế giới tăng cao. Cá ngừ là loại cá biển ngon, giàu chất dinh dưỡng và được cả thế giới ưa dùng. Châu Á cung ứng khoảng 60% cá ngừ trên toàn thế giới. Mặc dù, hầu hết các loài cá ngừ đều là loài di trú, song đa số chúng được đánh bắt ở Thái Bình Dương. Nghề đánh bắt cá ngừ cũng là nghề truyền thống của cư dân Đông Nam Á. Các nước khu vực như Philippines, Indonesia… đều có nghề đánh bắt cá ngừ. Hầu hết các nước đều xem Mỹ là thị trường xuất khẩu cá ngừ quan trọng.
Việt Nam đang dần thay đổi chiến lược cạnh tranh bằng việc tăng cường xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đóng hộp. Các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng so cùng kỳ. Thăn/fillet cá ngừ đông lạnh của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, 60% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ, tăng 3% so cùng kỳ. So với năm ngoái, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp sang thị trường này, tăng 41%. Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu nhiều cá ngừ đóng hộp nhất sang Mỹ, chiếm 18% tổng nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng cá ngừ đóng hộp.
5 tháng đầu năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu 98.000 tấn cá ngừ các loại, trị giá 616 triệu USD, tăng 0,9% khối lượng và 6,7% giá trị so cùng kỳ năm 2016. Việc thiếu hụt nguyên liệu góp phần khiến cá ngừ được giá và giá cá ngừ đóng hộp 6 tháng đầu năm đã tăng khoảng 8,3% so nửa đầu năm 2016.
Cơ hội cho Việt Nam
Theo đánh giá, cá ngừ dự trữ của Mỹ đã và đang thiếu hụt dẫn đến việc Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ tươi, sống và đông lạnh (tăng 4% khối lượng và 5% giá trị so cùng kỳ 2016). Các nước ASEAN hiện đang cung ứng hơn 57% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ. Trong đó, Thái Lan chiếm hơn 35%, Việt Nam chiếm 11%.
Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cũng đã chủ động phối kết hợp với tổ chức WWF Mỹ trong việc thí điểm mã truy xuất nguồn gốc cá ngừ Việt Nam để đảo bảo quyền lợi của ngư dân Việt Nam.
Để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ, VASEP đã có Công văn số 71/2017/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản; theo đó, kiến nghị xem xét sớm công bố nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ (nghề lưới vây có ưu điểm là không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá, đáp ứng yêu cầu đánh bắt trong tương lai, qua thương mại và nhu cầu tiêu thụ trên thế giới). Cùng đó, hạn ngạch (quota) dành cho xuất khẩu cá ngừ vào EU của Hiệp định thương mại tự do EVFTA (sắp có hiệu lực), hiện chưa có quy định hay hướng dẫn về con số quota cụ thể cũng như quy trình cụ thể cho việc cấp hạn ngạch, nên Bộ NN&PTNT cần có kiến nghị với Bộ Công thương thúc đẩy và sớm thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch.
>> Theo VASEP, 8 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt 376 triệu USD, tăng 21,4% so cùng kỳ năm 2016. Top 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ chính: gồm Mỹ, EU, Israel, ASEAN, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc và Mexico, chiếm hơn 88% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;