Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục giảm và từ vị trí lớn thứ 3 đã tụt xuống vị trí thứ 6 trong top 8 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nguyên nhân lượng cá ngừ xuất khẩu sang Nhật Bản sụt giảm là do sản phẩm cá ngừ của Việt Nam bị áp mức thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cạnh tranh trong khu vực, như Thái Lan hay Philippines... Điều này đã khiến sản phẩm của Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước được hưởng chính sách thuế quan ưu đãi hơn.
Vasep kiến nghị các đơn vị chức năng có chính sách hỗ trợ, kịp thời giải quyết khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đồng thời cân nhắc đến việc đàm phán lại với Nhật Bản về mức thuế mà nước này đang áp dụng cho cá ngừa Việt Nam. Mức thuế mà Vasep đề nghị là 0% giống như mức mà nước này đang áp dụng với Thái Lan và Philippines.
Ngành cá ngừ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sản phẩm này không chỉ đóng góp kim ngạch xuất khẩu khoảng 450-550 triệu USD/năm, mà còn đặc biệt quan trọng khi gắn liền với đông đảo như dân trong công cuộc khai thác xa bờ, giữ gìn biển đảo...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;