Học tập đạo đức HCM

Cải thiện tiêu thụ rau an toàn

Thứ hai - 02/11/2015 21:11
Mặc dù vẫn còn chưa được như kỳ vọng, song qua khảo sát cho thấy lượng cửa hàng và nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại các chợ trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có chuyển biến, phát triển.

Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, Hà Nội trong mấy ngày gần đây, chúng tôi ghi nhận được một thực trạng chung là sức tiêu thụ rau an toàn (RAT) tuy còn ở mức thấp, song đã cải thiện khá nhiều so với 2014.

Có mặt tại chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng chúng tôi nhận thấy có vài ba ki ốt bày bán RAT bên cạnh những quầy rau truyền thống. Dù quy mô chưa thật sự hoành tráng, nhưng lại là một điểm nhấn bắt mắt cho một góc chợ.

Tâm sự với chúng tôi, chị Phạm Thị Hằng, chủ cơ sở tiêu thụ RAT Hằng Định cho biết, mỗi ngày chị nhập rất nhiều các sản phẩm RAT về để bán nên có hôm bán hết hôm cũng ế. Bản thân lượng khách mua rau chưa đều do có một bộ phận các chị em làm nội trợ giờ thích chọn mua RAT tại siêu thị và cửa hàng tiện ích hơn, bởi không có thời gian để đi chợ thường xuyên như trước.

Tiếp tục ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn quận Hoàng Mai, phải thừa nhận là số lượng quầy bán RAT vẫn khá khiêm tốn so với quầy rau truyền thống. Tại chợ Xanh Linh Đàm chỉ có duy nhất một sạp rau bán RAT mang thương hiệu Liên Thảo, nhưng lượng khách mua khá đông.

Khi được hỏi, một số tiểu thương ở đây chia sẻ: “Trước cũng có vài ki ốt mạnh dán bán RAT nhưng với quy mô nhỏ lẻ, lượng hàng bán quá thấp nên đã đóng cửa và quay trở lại hình thứ kinh doanh bán rau truyền thống nên hiện giờ chỉ còn lại quầy bán RAT của Liên Thảo”.

Còn tại một số chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, số lượng các điểm bán có nhiều hơn các quận khác, sản lượng và số lượng có tăng theo từng năm nhưng nhìn chung chưa thoát được cảnh còn manh mún. Nguyên nhân chủ yếu hiện nay vẫn do đại bộ phận người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về an toàn thực phẩm, thói quen mua bán tự do còn phổ biến.

Chi Đặng Ngọc Hương ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy tâm sự, là người thường xuyên lo chuyện bếp núc trong nhà nên chị rất chú ý khi lựa chọn rau, bản thân chị rất thích sản phẩm rau RAT, song do lòng tin chưa thực sự được củng cố nên chị vẫn chủ yếu mua rau ở các chợ truyền thống, thỉnh thoảng chị cũng mua RAT về dùng, song rất khó cảm nhận và phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại khi ăn.

Chị Hương kiến nghị các cơ sở SX, cung ứng RAT nên có nhiều những buổi dã ngoại đưa người tiêu dùng đi tham quan khu sản xuất rau để tạo dựng lòng tin tốt hơn.

Cùng chung suy nghĩ, bà Nguyễn Thị Hoài ở số 50 phố Hòa Mã, Hà Nội chia sẻ: “Thực sự khi ra chợ rất muốn mua được những loại rau tươi sạch nhưng không tài nào phân biệt được đâu là RAT với rau khác, bởi chỉ nhìn bên ngoài mấy loại rau có gắn nhãn mác với rau không gắn gì chẳng khác nhau là mấy, thế nên cuối tuần tôi thường về quê lấy rau mang lên ăn cho yên tâm.

Tuy nhiên, nếu bây giờ có đơn vị hay tổ chức nào đứng ra bảo đảm, cam kết hay tận mắt được thấy họ SX RAT sạch đúng như lời quảng bá gia đình tôi sẵn sáng chuyển toàn bộ sang sử dụng RAT hàng ngày”.

Mặc dù vẫn còn chưa được như kỳ vọng, song qua khảo sát cho thấy lượng cửa hàng và nhu cầu tiêu thụ RAT tại các chợ trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có chuyển biến, phát triển.

Thiết nghĩ, để các mô hình, sản phẩm RAT đến tay người tiêu dùng nhanh và nhiều hơn nữa, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tuyên truyền cũng như điều chỉnh các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng cũng như hỗ trợ cho các điểm bán RAT.

Có như vậy, mới mong kích cầu tiêu thụ RAT, đồng thời cũng rút ngắn dần khoảng cách giữa giá RAT và rau thường ngoài chợ.

Hãy truy cập tinnongnghiep.vn để cập nhật những tin tức nóng hổi nhất về thị trường nông nghiệp Việt Nam!

Nguồn: Theo Đỗ Thành Đông – Báo Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập727
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,837
  • Tổng lượt truy cập93,120,501
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây