Học tập đạo đức HCM

Cửa hàng thực phẩm sạch - dễ tìm nhưng... khó tin

Thứ hai - 19/09/2016 21:59
Không ít con phố ở Hà Nội, chỉ cách nhau một đoạn đã có nhiều cửa hàng bán thực phẩm sạch của nhiều đơn vị khác nhau. Trong cơn khát thực phẩm sạch của người dân, các cửa hàng thực phẩm sạch cũng được mở ra nhiều không kém. Tuy nhiên, trong số các cửa hàng này, có bao nhiêu phần trăm là thực phẩm sạch, có nguồn gốc - người tiêu dùng khó có thể nhận biết được.

100m có 1 cửa hàng

Nếu như trước đây, muốn mua rau sạch, người tiêu dùng phải tìm vào các siêu thị lớn có uy tín hoặc những nơi được cho là có nguồn rau bảo đảm, có dán nhãn và chứng nhận của các cơ quan chức năng. Giờ đây, không khó để tìm một cửa hàng rau sạch ở nhiều đường phố trong khu vực các quận nội thành.

Ngoài những cửa hàng đã có thương hiệu như Bác Tôm, Sói Biển, BigGreen… xuất hiện rất nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ, lẻ. Nhiều đoạn đường chỉ dài có 500m có tới 5 cửa hàng bán rau sạch, thực phẩm sạch thuộc nhiều đơn vị khác nhau. Ngoài ra trên các trang mạng, địa chỉ cung cấp rau và thực phẩm sạch cũng mở ra nhan nhản. Chỉ cần một cú nhấp chuột hay điện thoại, rau sẽ được chở tới tận cửa văn phòng hoặc gia đình.

 cua hang thuc pham sach - de tim nhung... kho tin hinh anh 1

Để mua được đúng sản phẩm an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn những đơn vị có uy tín. L.S 

“Nếu chúng ta không quản lý theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến đến thành phẩm, vận chuyển, giao thương... thì không thể đảm 100% thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng”.

Anh Trần Mạnh Chiến
– Chủ chuỗi cửa hàng
thực phẩm sạch Bác Tôm

 

 

Hầu hết các sản phẩm rau củ, hoa quả tươi tại các cửa đều được đóng mác là an toàn hoặc hữu cơ, có ghi nơi đóng gói, sản xuất. Nhưng người tiêu dùng vẫn rất hoang mang trước sự “dồn dập” của các cửa hàng nông sản sạch. Chị Lê Thị Ngọc ở Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, một người hay mua thực phẩm sạch ở các cửa hàng nông sản cho hay: “Từ khi nghe nhiều thông tin không hay về chất lượng thực phẩm, tôi đã chuyển sang mua hàng ở các cửa hàng nông sản sạch. Chủ yếu ở đó bán các loại thực phẩm được sản xuất an toàn hoặc hữu cơ. Nhưng tôi cũng rất dè dặt trong việc mua hàng, vì cũng không thể nào kiểm soát được hết. Qua tìm hiểu, tôi được biết thực phẩm hữu cơ được sản xuất rất ít và cũng rất ít cơ sản xuất có chứng nhận hữu cơ. Nhưng nhiều cửa hàng, tôi cũng thấy họ vẫn đóng nhãn là thực phẩm hữu cơ. Giá cả của các loại thực phẩm hữu cơ vẫn cao hơn nhiều so với thực phẩm an toàn. Đi mua hàng, nhiều khi tôi cũng chỉ biết đặt niềm tin vào chủ cửa hàng để lựa chọn thực phẩm cho gia đình”.

Tìm địa chỉ uy tín

Mới đây, Bộ NNPTNT chính thức công bố 69 địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong danh sách nói trên, Hà Nội chỉ có 7 địa điểm cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), không phải cửa hàng cứ lấy thực phẩm, dù sạch về bán là đủ điều kiện kinh doanh. Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, cửa hàng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục cấp.

Anh Trần Mạnh Chiến – Chủ chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm cho rằng, nhiều cửa hàng kinh doanh cố mở ra nhiều, làm to để thu hút khách, hút nhà sản xuất vào để lấy chỗ nọ bù chỗ kia. Nhưng cửa hàng thực phẩm sạch chuẩn đếm trên đầu ngón tay. Người kinh doanh nông sản sạch muốn duy trì được, phải đảm bảo minh bạch về nguồn gốc và thể hiện sản phẩm sạch đúng nghĩa. Bằng cách đến tận nơi sản xuất làm việc, cam kết rõ ràng với từng nhà cung cấp, đảm bảo ổn định về số lượng, chất lượng. Người tiêu dùng muốn tránh mua phải thực phẩm không an toàn, nên lựa chọn các cửa hàng, đơn vị uy tín.

Để bảo vệ mình trước sự nở rộ các cửa hàng thực phẩm sạch, các đơn vị kinh doanh ngày càng minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. Chị Nguyễn Nga – đại diện cửa hàng Nông sản Xanh cho biết: Tất cả các gói rau bán tại cửa hàng đều có tem để truy xuất nguồn gốc. Người mua chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã vạch trên tem là có thể biết được rau đó sản xuất ở đâu, ngày nào… Bằng phương pháp này, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm trước khi mua.

Nhiều cửa hàng khác thường xuyên mổ lợn, gà, cá ngay tại cửa hàng để những người quan tâm có thể tận mắt đến xem hoặc tổ chức các buổi thăm quan kết hợp trải nghiệm làm nông dân tại các vùng trồng rau sạch của họ. 

Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập864
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,823
  • Tổng lượt truy cập93,140,487
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây