Học tập đạo đức HCM

Đã có cơ sở giảm lãi suất cho vay vào dịp cuối năm

Thứ tư - 05/10/2016 11:25
- Một số ngân hàng thương mại lớn đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động khi thanh khoản của hệ thống vẫn tiếp tục dư thừa. Đây sẽ là cơ sở tốt để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cho biết điều này tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 4/10.
Lý giải thực tế này bà Hồng cho rằng, bước vào năm 2016, khi cầu trong nước tăng trưởng trở lại, tín dụng tăng nhanh từ đầu năm, lạm phát có xu hướng tăng trở lại thì câu chuyện điều hành lãi suất là vấn đề rất khó khăn. Thậm chí, những tháng đầu năm, trên thị trường xuất hiện xu hướng một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Khi lãi suất huy động tăng thì rất khó để giảm lãi suất cho vay.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc đối thoại với doanh nghiệp, sau đó yêu cầu và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tổ chức điều hành, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, kích nền kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh đó, “Ngân hàng Nhà nước nhận thấy điều kiện thị trường là như vậy thì mục tiêu đầu tiên đặt ra là ngăn chặn xu hướng tăng lãi suất huy động, từ đó giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Vì thế, về phía điều hành của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã điều hành theo hướng điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý, tức là cho phép hệ thống dư thừa thanh khoản, cho phép lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp”, Phó thống đốc lý giải.
Điều này, là động thái nhằm giúp các tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn về thanh khoản thì có thể dễ dàng tiếp cận trên thị trường liên ngân hàng, không quay ra cạnh tranh lãi suất huy động từ thị trường 1.

Bên cạnh đó, để hiện thực hóa chỉ đạo của của Thủ tướng về giảm lãi suất cho vay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 04, là chỉ thị xuyên suốt với Chỉ thị 01, chỉ đạo tác tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn cho hợp lý, tiết kiệm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Trên có sở đó, hiện tại một số ngân hàng thương mại có động thái giảm lãi suất cho vay đối với đối tượng và thời hạn cụ thể. Tuy nhiên theo quy luật, những tháng cuối năm nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao hơn so với những tháng đầu năm, cho nên trong lộ trình và diễn biến của lạm phát hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn luôn theo dõi rất sát để có thể điều hành.
Thực tế, năm 2016 khi cầu trong nước tăng trở lại, tín dụng tăng nhanh từ đầu năm, lạm phát có xu hướng tăng. Chuyện điều hành lãi suất là vấn đề khó khăn, nhất là theo hướng giảm lãi suất. Do vậy, ngân hàng nhà nước đặt mục tiêu ngăn chặn xu hướng tăng lãi suất huy động, từ đó để giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Vì vậy, các hoạt động điều hành Ngân hàng Nhà nước là theo hướng điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý.
Thực tế, đó là cho phép hệ thống dư thừa thanh khoản, cho phép lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp. Việc này nhằm giúp cho các tổ chức tín dụng nếu khó khăn thanh khoản thì tiếp cận thị trường liên ngân hàng, không quay ra tăng lãi suất huy động, góp phần thúc đẩy để giảm lãi suất cho vay.
Liên quan đến tình hình điều chỉnh lãi suất huy động, mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố, từ ngày 26/9, một số tổ chức tín dụng lớn, trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm.
Theo đó, lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng được các tổ chức tín dụng này công bố ở mức 0,3-0,5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng ở mức 4,2-4,3%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 5 tháng ở mức 4,8%/năm, kỳ hạn từ 5 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng ở mức 5,3%/năm, và kỳ hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,5%/năm.
Động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng nêu trên được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là giải pháp tích cực, kịp thời nhằm triển khai định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ  đã được Thống đốc NHNN cụ thể hóa cho ngành ngân hàng tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN, ngày 27/5/2016 tiết giảm chi phí để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế./.
An Nhiên
http://kinhtevadubao.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập658
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại776,088
  • Tổng lượt truy cập93,153,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây