Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp ngoại lấn át

Thứ tư - 10/01/2018 03:35
Thị trường TĂCN Việt Nam được đánh giá là màu mỡ, thế nhưng doanh nghiệp nội lại không làm chủ được thị trường, thậm chí đang cắt giảm công suất, thu hẹp thị phần. Ưu thế trên thị trường hiện đang nghiêng hẳn về các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại.

“Lép vế”

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Sản lượng TĂCN Việt Nam hiện đã đứng đầu Đông Nam Á. Năm 2016, Việt Nam đã sản xuất 23,5 triệu tấn, đứng thứ hai là Thái Lan với 18,6 triệu tấn. Trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 10 cả về công suất thiết kế (32 triệu tấn/năm) và sản lượng TĂCN. 

thức ăn chăn nuôi
Doanh nghiệp sản xuất TĂCN trong nước luôn bị danh nghiệp ngoại lấn sân     Ảnh: Wengerfeeds
  

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2010 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ 10.598.633 tấn thì năm 2016 đạt trên 20.000.000 tấn. Dựa trên sự phát triển của thị trường TĂCN trong nước có thể thấy, thị trường TĂCN Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Nhưng hiện tại, doanh nghiệp nội không làm chủ được thị trường. Ưu thế trên thị trường hiện đang nghiêng hẳn về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Cục Chăn nuôi cho biết, cả nước hiện có khoảng 218 doanh nghiệp ngoại - nội sản xuất TĂCN với công suất khoảng 28.200 tấn/năm; trong đó, có 71 doanh nghiệp FDI và 147 doanh nghiệp Việt. 

Mặc dù doanh nghiệp Việt nổi trội hơn hẳn khi số lượng gấp đôi doanh nghiệp ngoại, tuy nhiên xét về công suất và thị phần thì doanh nghiệp nội đang chịu tình cảnh lép vế. Công suất sản xuất của doanh nghiệp Việt khoảng 12.465 tấn/năm, còn doanh nghiệp FDI có công suất trên 15.700 tấn/năm; chiếm 60 - 65% tổng sản lượng TĂCN sản xuất ra. 

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài như: C.P Group (Thái Lan), De Heus (Hà Lan), Cargill (Mỹ)… đã lấn lướt sản xuất, xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp cả nước. 

Điển hình, Cargill Việt Nam đánh dấu việc vận hành dây chuyền sản xuất cám thủy sản thứ 10 tại tỉnh Hà Nam. Có thâm niên hơn trong hoạt động đầu tư sản xuất TĂCN, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam liên tục lớn mạnh sau nhiều năm liền. Sau hơn 20 năm vào Việt Nam, C.P. đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất TĂCN (công suất mỗi nhà máy trên 400.000 tấn/năm) đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định. 

  

Trụ vững

Được đánh giá có thị trường TĂCN màu mỡ, doanh nghiệp ngoại liên tục chủ động phát triển hoạt động sản xuất với mong muốn chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp ngoại tăng vốn đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm giảm chi phí đầu vào… 

Nỗ lực chiếm lĩnh và trụ vững trên thị trường TĂCN, không ít doanh nghiệp Việt tìm kế phát triển. Đơn cử như Sao Mai Group (An Giang) đang đầu tư mạnh vào nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản. Cuối tháng 11/2017, Sao Mai Group đưa vào hoạt động nhà máy Sao Mai Super Feed tại Đồng Tháp, công suất 360.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng. 

Dù cố gắng chạy đua với doanh nghiệp FDI, để giành thị phần nhưng doanh nghiệp nội vẫn chịu cảnh lép vế. Nguyên nhân do tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất TĂCN diễn ra từ lâu. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô, 1,56 triệu tấn đậu nành… Ngoài ra, trong 2 năm trở lại đây, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản luôn biến động theo chiều hướng đi xuống, thị trường lâm vào tình trạng khó khăn buộc doanh nghiệp nội phải giảm công suất. 

Theo một doanh nghiệp sản xuất thức ăn trong nước, do ảnh hưởng bởi tình hình chăn nuôi biến động nên việc bán TĂCN cho các hộ nông dân gặp nhiều rủi ro. Hoạt động chăn nuôi trì trệ nguy cơ mất vốn dễ dàng xảy ra. Để hạn chế những rủi ro không đáng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải giảm công suất. Điển hình như: Hùng Vương, Anco, Proconco… cũng đang cắt giảm tối đa chi phí giá thành, gia tăng năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch cạnh tranh về giá thành. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành bán hàng trực tiếp đến hộ chăn nuôi không qua hệ thống đại lý. 

Theo báo cáo của Grand View Research, đến năm 2020 quy mô thị trường TĂCN của Việt Nam sẽ đạt mức 10,55 tỷ USD và cần tới 25 - 26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Mấy năm gần đây ngành này tăng trưởng, phát triển tốt với mức tăng 13 - 15%/năm.
 
Nguồn: nguoichannuoi.com
 Tags: thị trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập840
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,694
  • Tổng lượt truy cập93,164,358
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây