Học tập đạo đức HCM

Dùng binh pháp Tôn Tử khi XK nông sản sang Trung Quốc: Biết người, biết ta

Thứ năm - 25/05/2017 10:44
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian qua, việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (TQ) gặp nhiều khó khăn là do thương lái nhỏ lẻ người TQ gây ra và do doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu của Việt Nam chưa hiểu rõ về thị trường này.

Chưa hiểu nhà nhập khẩu lớn cần gì?

Không chỉ có lợn rớt giá mạnh, ở ĐBSCL thường xuyên xảy ra tình trạng tương tự đối với với khoai lang, dưa hấu, lúa do gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường TQ. Nhiều doanh nghiệp trong vùng phản ánh, lúc đầu thương nhân TQ đàm phán mua nông sản trả giá rất cao, nhưng khi vận chuyển đến biên giới, họ lại lấy lý do giá trong nước đang giảm để ép phải hạ giá bán, nếu không sẽ hủy đơn hàng. Vì vậy, doanh nghiệp trong vùng phải bấm bụng bán giá rẻ (nếu đem hàng về sẽ lỗ thêm chi phí vận chuyển).

 dung binh phap ton tu khi xk nong san sang trung quoc: biet nguoi, biet ta hinh anh 1

Do chưa am hiểu thị trường, nên người trồng khoai lang huyện Bình Tân, Vĩnh Long thường bị thương lái TQ ép giá. Ảnh: HUỲNH XÂY

TQ là thị trường lớn đối với Việt Nam; trong đó ĐBSCL là vựa lúa gạo, trái cây, thủy hải sản có quan hệ thương mại thị phần lớn với nước này. Trong 3 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu trái cây nước ta đạt trên 500 triệu USD thì có hơn 310 triệu USD xuất khẩu vào thị trường TQ. Các nông sản khác xuất vào thị trường nước này: Gạo chiếm 36%; tôm chiếm 11-15%; cá tra tăng mạnh trở thành dẫn đầu so với các thị trường khác”.

Ông Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ

 

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng phân tích: “Có rất ít doanh nghiệp lớn TQ trực tiếp đến Việt Nam để mua bán. Thực tế, tình trạng nông sản Việt Nam thường xuyên rớt giá là do một số thương lái nhỏ, lẻ người TQ gây ra”. Ông Võ Hùng Dũng - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) nhận định: “Không phải doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu nào của TQ cũng hoàn toàn xấu. Nguyên nhân chủ yếu là do phía Việt Nam chưa hiểu rõ về nhà nhập khẩu lớn này. “Chúng ta đang làm ăn và chịu tác động với người TQ nhưng lại không hiểu lắm về thị trường, tập quán nước bạn. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, thậm chí có doanh nghiệp không có định hướng phát triển thị phần ở thị trường này. Những vấn đề nêu trên dẫn đến sự lãng phí lớn đối với sản lượng hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực nông sản. Bởi thị trường TQ không chỉ đông về số lượng người tiêu dùng mà họ còn khá dễ tính” - ông Dũng khẳng định.

Phải hiểu rõ đối tác trước khi hợp tác

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng cho rằng: “Để làm ăn hiệu quả với thị trường TQ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về đối tác trước khi làm ăn. Để có đối tác tin cậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết tốt hơn với nhau và nhờ Hiệp hội Doanh nghiệp hỗ trợ để được cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường TQ”.

“Các doanh nghiệp Việt Nam bỏ dần xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch, hướng đến xuất khẩu chính ngạch. Các bộ, ngành và các địa phương cần có bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt được những đặc tính, yêu cầu tiêu dùng của thị trường để khai thác hiệu quả” – ông Dưỡng khuyến cáo.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho  doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia khai thác thị trường TQ; mời gọi sự hợp tác của các doanh nghiệp chế biến nước láng giềng cùng các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm theo đúng quy cách, thị hiếu tiêu dùng của thị trường TQ. Có như vậy, hàng hóa xuất khẩu của nước ta mới nâng cao được giá trị. 

Tác giả bài viết: Huỳnh Xây

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay72,820
  • Tháng hiện tại808,930
  • Tổng lượt truy cập93,186,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây