Học tập đạo đức HCM

Đừng để hộ chăn nuôi hụt hơi lo đầu ra

Thứ năm - 03/08/2017 03:59
Hiện một số hộ chăn nuôi heo đang loay hoay với việc xin cấp phép mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm thịt và nông sản sạch thông qua điểm kinh doanh thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, việc xin cấp phép hiện đang gặp khá nhiều khó khăn,…

Tự tìm đầu ra

Là một hộ chăn nuôi heo với gần 20 năm kinh nghiệm, hiện số lượng heo của trang trại ông Nguyễn Minh Hải (chủ trang trại heo Minh Hải, ở ấp Phú Thạnh B, xã Nhơn Phú- Mang Thít) đã hơn 4.000 con.

Song “nhìn đi ngoảnh lại, trước giờ mình toàn nuôi rồi phát triển đàn theo kiểu tự nhiên, chứ không liên kết hay ký hợp đồng bao tiêu gì với ai”- ông Hải bộc bạch.

Cũng theo ông Hải, trước giờ việc chăn nuôi heo đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, “hiếm có khi nào lỗ lắm”.

Và dẫu “có sụt giá chừng vài ba đợt rồi lên trở lại chứ chưa từng sụt nhiều như đợt rồi”. Mỗi tháng trang trại của ông cho xuất chuồng khoảng 4 lần, nếu nhiều thì mỗi lần cả trăm con.

Hiện tại giá heo hơi được hỏi mua ở mức 3,2 triệu/tạ, song theo các hộ chăn nuôi như ông Hải “vẫn còn chịu lỗ khoảng 200.000 đ/tạ”.

Sau “bài học” thịt heo rớt giá đến mức thấp kỷ lục, người chăn nuôi thua lỗ nặng nề nên nhiều hộ chăn nuôi nông hộ lớn quyết tìm hướng đi mới, nhằm tự giải quyết đầu ra để “giải cứu mình”.

Ông Hải tiếp tục xin được bán nhờ tại địa điểm bán thịt heo “giải cứu” trên đường Lý Thái Tổ (Phường 2- TP Vĩnh Long), bởi, “mở các điểm bán thịt để giải quyết một phần đầu ra, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Tui tính, đăng ký được ở đây rồi bán buôn ổn, tui sẽ mở thêm chi nhánh khác,…”.

Tương tự, trại heo giống VietGAP Minh An (ấp Cái Cạn 2, xã Mỹ Phước- Mang Thít) do bà Lê Thúy Diễm làm chủ, cũng lâm vào cảnh khó khăn không kém.

“Đợt heo giảm giá, trang trại cũng gặp khó và được tạo điều kiện để bán tại điểm kinh doanh thức ăn chăn nuôi của bà tại đường 2 Tháng 9 (Phường 1- TP Vĩnh Long). Nhưng sắp tới tôi cũng muốn đăng ký kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch để giải quyết thêm phần nào đầu ra”.

Bà Diễm cũng cho biết: “Tháng xuất 200 con, nên ngoài việc bán ở đây, tui còn tính đến bán ở TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, chế biến thêm các mặt hàng từ thịt heo để bán. Dự định cuối năm nay sẽ xin phép thành lập điểm bán…”

Mệt mỏi vì… giấy phép

Hăm hở với ý tưởng mở điểm bán thực phẩm an toàn và nhận được sự quan tâm từ các ngành chức năng có liên quan nhằm hướng đến việc “phát triển bền vững” trong chăn nuôi, “ai cũng mừng hết”. Nhưng…

“Khoảng cuối tháng 6/2017, một số cán bộ thú y đến tận nhà kêu tui kiếm mặt bằng, Nhà nước sẽ cấp giấy phép kinh doanh điểm bán thịt sạch.

Vài ngày sau, Sở Nông nghiệp- PTNT cũng mời hơn chục người trong chuỗi chăn nuôi thịt sạch như bên chăn nuôi, kinh doanh, lò giết mổ,… đến phổ biến việc tìm mặt bằng để bán thịt sạch, nên tui mừng lắm”- ông Hải nhớ lại.

Vậy là ông Hải quyết định tìm thuê mặt bằng để bắt tay vào mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch. “Mặt bằng tôi thuê được rồi, giá 15 triệu đồng/ tháng, mà sửa sang cũng xong hết rồi”- ông Hải cho biết. Tuy nhiên, hiện tại cửa hàng của ông vẫn chưa được cấp phép.

Ông Hải rầu rĩ: “Đến nay hơn 20 ngày rồi. Con tôi lo giấy tờ tới bữa nay mà chưa được giấy phép kinh doanh. Không biết là vì sao? Tui rầu, bởi khui ra làm nhiều tiền quá mà hổng biết có được bán không nữa?”

Việc các hộ chăn nuôi cố gắng tìm cách bán sản phẩm của mình thông qua điểm bán an toàn thực phẩm là việc làm cần được hoan nghênh, cũng như nhận được sự ủng hộ từ phía các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, qua trao đổi tìm hiểu, chúng tôi được anh Nguyễn Tấn Lộc (con trai ông Hải)- người trực tiếp xin giấy phép để mở cửa hàng thịt sạch- cho biết: “Tôi đã nhiều lần đi đến các sở ngành liên quan để làm giấy phép đăng ký kinh doanh.

Họ kêu mình chờ nhưng đến nay đã gần một tháng mà vẫn chưa có tăm hơi. Nguyên nhân vì sao thì tôi cũng không biết luôn!”

Nguồn: Báo Vĩnh Long/bannhanong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay25,611
  • Tháng hiện tại866,812
  • Tổng lượt truy cập93,244,476
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây