Học tập đạo đức HCM

Đừng thừa xuất khẩu mới bán nội địa!

Thứ hai - 29/10/2018 03:48
(Thủy sản Việt Nam) - Tại Hội thảo phát triển tiêu thụ thị trường nội địa tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, thị trường nội địa đầy tiềm năng nhưng lại chưa được chú trọng, chỉ khi xuất khẩu khó khăn các doanh nghiệp mới nghĩ đến. Điều này có thực sự đúng?

Không dễ

Theo đánh giá, thị trường nội địa có tiềm năng rất lớn bởi dân số đông, gần 97 triệu người và hơn 13 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Hơn nữa, cơ hội cho ngành chế biến thủy sản trong nước là rất lớn khi tiêu thụ thủy sản bình quân của người Việt Nam ở mức cao, 31 kg/người/năm, dự kiến đạt mức 40 kg/người/năm vào năm 2020.

Ngoài ra, theo TS Đào Trọng Hiếu, Phó Trưởng phòng Phát triển thị trường thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, việc chế biến, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tại thị trường nội địa còn có nhiều thuận lợi khác như: Vốn đầu tư cho chế biến sản phẩm thủy sản thị trường nội địa không nhiều; vòng quay sản phẩm ngắn nên hiệu quả sản xuất - kinh doanh tương đối cao; trang thiết bị, máy móc, công nghệ chế biến đơn giản, dễ thực hiện; lực lượng lao động theo mùa vụ dồi dào, không đòi hỏi khắt khe về tay nghề; nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú; chất lượng nguyên liệu ngày càng được cải thiện, số lượng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa…

Phát triển tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa là hướng đi bền vững và hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu, song nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều rào cản cần được tháo gỡ. Cụ thể, vẫn là việc tiếp cận các cơ chế, chính sách của Chính phủ về khuyến khích đầu tư; việc quản lý, giám sát chồng chéo; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất hạn chế... dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu ổn định. Ngoài ra, việc cạnh tranh về giá khi thu mua nguyên liệu giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa còn lớn. Một yếu tố quan trọng khác là đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống…

Giải bài toán khó

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, sản lượng tiêu thụ hải sản tại thị trường nội địa tăng từ 478.000 tấn lên gần 550.000 tấn vào năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5%/năm. Về giá trị, tăng từ 13.146 tỷ đồng lên đến 20.321 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng về giá trị đang tăng mạnh hơn so tốc độ tăng trưởng số lượng, điều này cho thấy giá trị gia tăng các sản phẩm thủy sản đang cải thiện.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trước bối cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh vì các hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật thì việc đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa là hướng đi đúng đắn mà doanh nghiệp cần chú trọng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt cần quan tâm ở đây chính là chất lượng sản phẩm phải được nâng cao và giá cả sao cho phù hợp nhất. Bởi hiện nay thị trường nội địa đang bị xem nhẹ về vấn đề chất lượng. Việt Nam mới chỉ có các quy định cụ thể, chi tiết về chất lượng cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu như ASC, BAP, GlobalGAP… mà chưa có bộ tiêu chí đầy đủ, thống nhất cho thị trường nội địa. Mặt khác, việc kết nối giữa các nhà sản xuất, chế biến với hệ thống bán lẻ chưa chặt chẽ dẫn tới thủy sản đông lạnh bán qua hệ thống siêu thị không đắt hàng. Hơn nữa, tâm lý người tiêu dùng chỉ tin vào sản phẩm nhập ngoại, mặc dù chất lượng sản phẩm trong nước không hề thua kém.

“Trước kia, nhiều doanh nghiệp thủy sản quan niệm thị trường trong nước dễ tính nên không chú ý tới chất lượng. Cứ cái gì ngon, bổ, an toàn thì đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, quan điểm này cần xem xét lại. Người Việt cũng cần phải được sử dụng sản phẩm an toàn, ít nhất là bằng hoặc thậm chí cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu”, TS Đào Trọng Hiếu nói.


>> Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: Thực tế cho thấy, các sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc được tiêu thụ rất lớn. Đứng dưới góc độ người tiêu dùng, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề truy xuất nguồn gốc bởi hệ thống ao nuôi, sản xuất của chúng ta còn nhiều vấn đề. Do đó, đây là cơ hội để chúng ta hoàn thiện các khâu sản xuất để phục vụ cho thị trường nội địa gần 97 triệu dân.
Hồng Thắm/http://thuysanvietnam.com.vn/ 
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,484
  • Tổng lượt truy cập90,261,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây