Học tập đạo đức HCM

Được mùa - được giá, nhưng...

Thứ tư - 15/01/2014 02:20
Năm 2013 khép lại, nhiều hộ dân xã Thượng Lộc (Can Lộc) “phất” lên nhờ mùa cam bội thu. Được mùa, được giá là điều mơ ước của nhiều hộ trồng cam nơi đây. Tuy nhiên, với diện tích chưa nhiều, thị trường tiêu thụ lại không ổn định... đang khiến các hộ trồng cam chưa yên tâm, tự tin khi đầu tư. Trong những năm tới, vòng luẩn quẩn: trồng - “trảm” liệu có lặp lại với loài cây vốn được coi là đặc sản của địa phương khi nhân rộng diện tích lên 300 ha?

 

Được mùa nhưng “điệp khúc” rớt giá không tái diễn như những năm trước, vụ cam năm nay, ông Phan Văn Thanh (xóm Anh Hùng) với khoảng 1.200 gốc đã “đút túi” khoảng 700 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất. Dù thu nhập không đạt “đỉnh” như ông Thanh nhưng những hộ trồng cam tại xóm Anh Hùng như Phan Văn Sơn, Phan Văn Hòa niềm vui lộ rõ trong những ngày mùa đông giá rét khi toàn bộ vườn cam được thương lái “ôm” trọn gói với giá cao… chưa từng thấy (45.000 đồng/kg).

Được mùa - được giá, nhưng...
Cam chanh giúp nhiều hộ dân Thượng Lộc vươn lên làm giàu.

Năm 2005-2007, loại cam chanh có nguồn gốc từ Khe Mây được một số hộ dân Thượng Lộc mang về trồng thử nghiệm với suy nghĩ đơn giản là làm phong phú bộ sưu tập vườn đồi và… phủ nhanh đất trống đồi trọc. Tuy nhiên, sau 3 năm “bén duyên” với vùng đất mới, giống cam này đã được “đồng hóa” với hương vị ngọt đậm đà chẳng thua kém vùng đất Khe Mây. Từ chỗ chỉ vài hộ trồng xen dắm, năm 2010 đến nay, diện tích trồng cam trên toàn xã được mở rộng lên 65 ha, với 184 hộ trồng, trong đó nhiều hộ trồng trên 1.000 gốc. Vụ cam 2013, Thượng Lộc đạt khoảng 1.500 tấn cam chanh. Đến thời điểm hiện tại, nhiều vườn cam đã được thương lái mua hết, chỉ còn một số ít hộ “găm hàng” chờ giáp tết khi giá lên cao mới tung ra thị trường

Ông Nguyễn Viết Chuân - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Chi phí đầu tư trồng mỗi ha cam khoảng 80-100 triệu đồng. Sau 3 năm cho thu hoạch bói khoảng 15 kg/cây. Kể từ năm thứ 4, sản lượng này cứ thế tăng và cá biệt đến nay có gốc cam cho trên 200 kg quả”. Năm 2013, sản lượng cam Thượng Lộc đạt cao nhất từ trước đến nay. Thành công của Thượng Lộc bên cạnh nỗ lực của người dân còn có sự “chung tay tiếp sức” của chính quyền địa phương. Đã có hơn 100 hộ dân được trang bị kiến thức trồng cam chanh, hàng trăm hộ được vay vốn tại ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp với tổng dư nợ lên đến 23,5 tỷ đồng. Cam chanh Thượng Lộc không chỉ là loài cây XĐGN mà còn giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu; đồng thời góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 15 triệu đồng/năm.

Cũng vì vậy, cam chanh đã được xã Thượng Lộc đưa vào “tầm ngắm” để phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Thượng Lộc dự kiến mở rộng diện tích trồng cam lên 300 ha. Tuy nhiên, việc mở rộng các mô hình đang vấp phải nhiều trở ngại. Mong muốn của nhiều hộ dân là bên cạnh hỗ trợ lãi suất, được tỉnh và huyện hỗ trợ giống cây trồng. Thực tế trong những năm qua, công tác này được “khoán trắng” cho xã, vì vậy trong số 150 triệu đồng hỗ trợ khuyến nông chỉ đạt 50 triệu đồng do ngân sách xã quá eo hẹp. Mặc dù giống cam Khe Mây “dễ tính”, không cần chăm sóc nhiều, nhưng theo ông Chuân thì “cây cam phải đối mặt với hàng trăm loài sâu bệnh, chủ yếu là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nấm rỉ sắt... Nếu không phát hiện kịp thời và khống chế hiệu quả, nguy cơ mất mùa là cầm chắc”.

Trong chiến lược mở rộng diện tích trồng cam không thể không tính đến việc xây dựng thương hiệu và kết nối thị trường tiêu thụ. Cho đến nay, cam Thượng Lộc cũng chỉ mới tiêu thụ ở dạng “truyền miệng” thử rồi mua mà chưa được các cơ quan chức năng thẩm định và “dán mác”. Do vậy rất bấp bênh trong khâu tiêu thụ. Theo nhiều người trong cuộc thì cam Thượng Lộc ở thời điểm hiện tại tiêu thụ rất tốt. Nhưng tiêu thụ ở đâu thì ngay cả ông Chuân cũng không biết. Bởi vậy, dù năm nay được coi là được mùa, được giá nhưng người trong cuộc vẫn thấy lo. Những năm tiếp theo, khi phát triển mạnh giống cam này thì câu chuyện “được mùa - mất giá, được giá - mất mùa” từng xảy ra ở nhiều nơi trên toàn quốc nhiều khả năng lại tái diễn ở Thượng Lộc. Và, chắc chắn vòng xoáy: trồng - “trảm” chẳng ai muốn vẫn có thể xảy ra

 
Hoài Nam
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,413
  • Tổng lượt truy cập90,258,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây