Học tập đạo đức HCM

Gà Mỹ 20.000 đồng/kg thì chất lượng thế nào?

Thứ ba - 04/08/2015 03:24
“Gà Mỹ bán rẻ tại Việt Nam như vậy, chắc chắn không có vấn đề này thì là vấn đề khác. Gà Mỹ rẻ là bình thường, nhưng rẻ tới mức chỉ 20.000 đồng/kg thì chất lượng như thế nào?" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái đặt câu hỏi.

Các giải pháp hỗ trợ và bảo vệ ngành chăn nuôi đến nay vẫn đang... trên giấy và quá lúng túng. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại hội nghị của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) về tác động TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam- trường hợp ngành chăn nuôi, diễn ra hôm 3.8.

“Không có bằng chứng để kiện bán phá giá gà”

Vụ kiến nghị kiện chống bán phá giá sản phẩm đùi, cánh gà Mỹ của Hiệp hội chăn nuôi Bình Phước trở lên “nóng” tại hội nghị này. Bởi với sản phẩm gà Mỹ bán tại thị trường Việt Nam chỉ với 20.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi trong nước đã khốn đốn dù TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) chưa ký và cũng chưa có hiệu lực. Không chỉ người chăn nuôi mà ngay cả các cơ quan chức năng cũng thấy rõ, việc gà Mỹ được bán tại Việt Nam với giá chỉ 20.000 đồng/kg là không bình thường, không thể, nhưng để kiện lại thì “không có tý bằng chứng nào”.

Ông Tống Xuân Chinh-Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, thói quen ăn uống của Mỹ khác biệt ta rất nhiều. Họ không ăn đùi cánh gà nên bán rẻ là đương nhiên. Chúng ta muốn kiện họ bán phá giá phải đi điều tra, xác nhận, cần thiết phải sang Mỹ để xem giá thành sản xuất của họ thế nào mới có thể khởi kiện, chứ không thể khởi kiện nếu chỉ dựa vào giá bán của gà Mỹ so sánh với giá của Việt Nam hiện nay.

Gà Mỹ 20.000 đồng/kg thì chất lượng thế nào? - 1

Gà Mỹ về Việt Nam với giá 20.000 đồng/kg đang được đặt ra nhiều nghi vấn nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng.

“Chúng ta lấy gì để khẳng định gà Mỹ bán phá giá? Phải có đầy đủ thông tin từ giá thành sản xuất/đơn vị sản phẩm. So sánh cũng phải cùng giống gà, cùng quy mô sản xuất, cùng thức ăn mới làm được. Hiện chúng ta không biết Mỹ sản xuất gà như thế nào để đi kiện!”-ông Chinh nói.

Ông Chinh so sánh, 1kg lợn hơi của ta bán 45.000-55.000 đồng/kg, nhưng Mỹ đấu giá 1kg lợn xẻ chỉ có 1,2-1,3 USD/kg (tương đương 25.000-27.000 đồng/kg), để thấy giá sản phẩm chăn nuôi của Mỹ cạnh tranh với Việt Nam như thế nào nếu TPP được ký kết.

Nghi vấn những “lỗ hổng”

Trở lại vấn đề gà Mỹ bán tại Việt Nam, ông Chinh dẫn chứng: Công ty cổ phần C.P Việt Nam chăn nuôi không khác gì Mỹ (có chăng đắt hơn một chút về thức ăn chăn nuôi). Giá thành chăn nuôi của C.P cũng phải vào khoảng 29.000-30.000/kg gà hơi (gà lông trắng). Do vậy, gà Mỹ bán 20.000 đồng/kg là rất có vấn đề, nhưng hỏi vì sao thì khó có thể trả lời mà phải có khảo sát, đánh giá.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái cũng đặt câu hỏi: “Gà Mỹ bán rẻ tại Việt Nam như vậy, chắc chắn không có vấn đề này thì là vấn đề khác. Nếu không bán phá giá thì chất lượng gà Mỹ có vấn đề. “Gà Mỹ rẻ là bình thường, nhưng rẻ tới mức chỉ 20.000 đồng/kg thì chất lượng như thế nào? Chừng nào các cơ quan chức năng của ta chưa có giải đáp thì người chăn nuôi còn bị thiệt hại nặng”-ông Thái nói.

Thực tế, hồi tháng 5.2014, khi Mỹ bùng phát dịch cúm gà thì Chính phủ cũng đã có văn bản tạm ngừng nhập khẩu thịt gà Mỹ, song lượng thịt gà Mỹ vào Việt Nam vẫn tăng vọt giai đoạn này. Ông Chinh lý giải rằng, có thể có nhiều hợp đồng ký trước tháng 5 (trước khi ra thông báo) nên các lô hàng này vẫn được nhập về. Nhưng “lỗ hổng” từ việc tạm nhập tái xuất, hay tuồn hàng qua biên giới, ông Chinh khẳng định là “ai đảm bảo không có”.

Chính sách vẫn trên... giấy

Không chỉ câu chuyện chăn nuôi gà trong nước gặp khó bởi gà nhập từ Mỹ hiện nay, tại hội nghị hôm qua, VEPR đã báo động tình trạng chững lại và sụt giảm thấy rõ của chăn nuôi Việt Nam nói chung suốt 3 năm qua, giảm đàn liên tục ở hầu hết các vật nuôi, nếu không muốn nói là chăn nuôi Việt Nam đang rất trì trệ. Đáng lo ngại là mức giảm và trì trệ này do dịch bệnh không lớn, mà do từ sức ép của thịt nhập khẩu.

"Không có chuyện Việt Nam nhập đùi cánh gà Mỹ về ngoài mục đích tiêu dùng cho người, bởi chúng ta chưa có nhà máy nào sản xuất thức ăn chăn nuôi từ ức, đùi, cánh gà... Chưa kể, khi nhập hàng về, tờ khai Hải quan đều ghi rõ mục đích sử dụng”.

Ông Tống Xuân Chinh

 

Việt Nam chi hàng triệu USD để nhập khẩu trâu bò từ Úc, New Zealand, Thái Lan, Mỹ. Nếu năm 2009, Việt Nam nhập 1,2 triệu USD trâu bò sống từ Úc thì năm 2013 đã vọt lên 61 triệu USD. Với sản phẩm thịt trâu bò nhập khẩu cũng tăng lên chóng mặt, đặc biệt là từ Ấn Độ. Năm 2013, nước ta chi tới 30 triệu USD nhập khẩu thịt trâu đông lạnh từ nước này, gấp 5 lần tổng nhập khẩu thịt trâu bò làm mát năm 2013 của Việt Nam. Thịt trâu bò cấp đông từ Úc, Mỹ cũng được nhập nhiều hơn qua các năm với 12 triệu USD từ Mỹ và 8,6 triệu USD từ Úc năm 2013.

Không chỉ nhập trâu bò mà ngay cả lợn gà cũng ghi nhận những con số nhập khẩu “khủng”. Các chuyên gia của VEPR cũng cho biết, Mỹ và Canada là hai nước Việt Nam nhập khẩu lớn lợn sống. Năm 2008, thịt lợn được nhập ồ ạt vào Việt Nam tới 22,3 triệu USD, trong đó Mỹ đã là 12,3 triệu USD, lượng nhập giảm như năm 2011 cũng lên tới 14,7 triệu USD. Còn gia cầm thì Mỹ đã trở thành đối tác lớn nhất của Việt Nam cả gà sống và thịt/nội tạng gia cầm. Nhập gà sống từ Mỹ chiếm 39% tổng nhập khẩu và thịt/nội tạng gà chiếm 55% tổng nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.

TS Nguyễn Đức Thành-Viện trưởng VEPR cho biết, với xu hướng đi lên của mô hình nhập khẩu vật nuôi sống về vỗ béo và giết mổ trong nước hiện nay thì ngành chăn nuôi trong nước sẽ thực sự nguy cấp nếu không có các biện pháp chống đỡ trong ngắn hạn và dài hạn.

Ông Thành cho rằng Việt Nam cần rà soát, xây dựng lại quy hoạch phát triển chăn nuôi dựa trên cơ sở tái cơ cấu lại ngành. Hai là xây dựng chính sách văn bản pháp luật và nâng cao thể chế cho ngành. Bên cạnh nâng cao năng suất, chất lượng giống, Việt Nam cần đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi…

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, các chính sách cho hộ chăn nuôi đến nay đã tương đối đầy đủ, nhưng cái khó để triển khai là nguồn lực. “Việc cân đối ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi thực sự là không dễ lúc này”- ông nói. 

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập827
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại766,504
  • Tổng lượt truy cập93,144,168
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây