Học tập đạo đức HCM

Gạo Campuchia - "đối thủ mới nổi" của gạo Việt

Thứ hai - 01/06/2015 23:03
Trong khi hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, thì nước láng giềng Campuchia đang đẩy mạnh hợp tác với “bạn hàng lớn” này để tăng hạn ngạch.

Thêm đối thủ

Theo ông Huỳnh Thế Năng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II), năm nay, Việt Nam dự báo sẽ đứng hàng thứ 4 thế giới về sản xuất lúa gạo, sau Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan. Ngoài các “đối thủ” truyền thống này, điều đáng lo ngại là gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới nổi, trong đó có gạo Campuchia.

 

Gao Campuchia - 'doi thu moi noi' cua gao Viet
Chế biến gạo xuất khẩu tại doanh nghiệp Phú Cường (An Giang). Ảnh: T.H
Thông tin từ trang tin chuyên về lúa gạo Oryza.com, một phái đoàn thương mại Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Thương mại nước này dẫn đầu sẽ thăm và làm việc với Chính phủ và doanh nghiệp Campuchia, thảo luận về việc tăng cường hợp tác xuất nhập khẩu gạo giữa hai nước. Theo đó, Campuchia sẽ đưa ra các thỏa thuận để có thể tăng mức hạn ngạch xuất khẩu gạo vào Trung Quốc trong năm nay và những năm tới. Chính phủ nước này cũng hy vọng xuất khẩu vào Trung Quốc khoảng 200.000 tấn gạo từ tháng 5 năm nay đến tháng 4.2016, tăng hơn 100.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tại các thị trường truyền thống khác, gạo trắng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh khốc liệt. Ông Huỳnh Thế Năng ước tính, trong năm 2014, nếu nhu cầu gạo của thị trường châu Phi khoảng 14 triệu tấn, thì thị phần của Việt Nam chỉ còn khoảng 900.000 tấn, giảm 60% so với năm 2013. Lý do giảm bên cạnh việc Thái Lan xả gạo tồn kho, còn là do tính cạnh tranh của gạo Việt thua xa so với các đối thủ. Về giá, mặc dù gạo của Pakistan, Ấn Độ cao hơn Việt Nam 15 – 20 USD/tấn cho cùng loại gạo, nhưng quãng đường vận chuyển từ hai nước này tới châu Phi lại gần hơn Việt Nam.

“Hơn nữa, các nước châu Phi đã không “ăn” gạo IR 50404. Thay vào đó, họ chuộng giống IR 64 nhưng từ 2008 đến nay, giống lúa này hoàn toàn biến mất khỏi ĐBSCL, các giống lúa tương tự cũng không có” - ông Năng phân tích.

Phải tổ chức lại sản xuất

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Campuchia năm nay sẽ sản xuất khoảng 4,7 triệu tấn gạo trắng các loại, xuất khẩu ước khoảng 1,1 triệu tấn, tăng cao so với mức 387.000 tấn trong năm 2014, trở thành đối thủ mới của các nước xuất khẩu gạo.

Trong 4 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của Campuchia cũng đã đạt hơn 201.000 tấn các loại, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc - vốn là thị trường truyền thống của Việt Nam chiếm hơn 33% tổng số gạo xuất khẩu của Campuchia.

Chính vì thế, theo ông Huỳnh Thế Năng, trước hết phải tổ chức sản xuất lại sản xuất từ khâu giống. Theo đó, phải nâng tỷ lệ nông dân sử dụng giống xác nhận lên mức 70 – 80%. Đồng thời, phải tổ chức lại hệ thống canh tác, giúp nông dân sản xuất theo các biện pháp kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm nhằm tăng chất lượng gạo, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương, thủy lợi ở các tỉnh vùng ĐBSCL hiện cũng cần được cải tạo, mở rộng, phục vụ việc vận chuyển lúa gạo với số lượng lớn.

Một vấn đề nữa là, Việt Nam cần nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng xuất khẩu gạo trắng, không thương hiệu. Vấn đề này mới đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó, sẽ có 3 loại gạo đặc sản tại vùng ĐBSCL gồm giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp đặc sản được chọn để hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương, hướng tới trở thành thương hiệu gạo quốc gia.

  Về mặt hàng lúa gạo, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, quan điểm của Bộ NNPTNT là không chủ trương nâng cao số lượng sản xuất và xuất khẩu, mà tập trung vào nâng cao chất lượng và hạ giá thành. “Bộ đề nghị tất cả các địa phương hướng dẫn nông dân trồng những giống lúa có thể bán được với giá cao hơn. Như ở Thái Bình, những giống lúa thường chỉ bán được có 6.500 đồng/kg, nhưng giống lúa chất lượng lại bán được tới trên 8.000 đồng/kg”- ông Phát nói. 
Văn Ngọc
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại183,464
  • Tổng lượt truy cập88,861,798
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây