Học tập đạo đức HCM

Gạo xứ Nghệ bao giờ có thương hiệu?

Thứ ba - 16/12/2014 22:52
Gạo xứ Nghệ đã phân phối đi một số tỉnh trong nước và cả thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều trăn trở là vẫn chưa xây dựng được nhiều sản phẩm mang thương hiệu gạo xứ Nghệ.
Gạo xứ Nghệ bao giờ có thương hiệu?

Xứ Nghệ (Nghệ An – Hà Tĩnh) là vùng đất có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất lúa nước, có nhiều vùng sản xuất trọng điểm được xem là “vựa lúa” như các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…, với nhiều giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng.

Ruộng đồng xứ Nghệ được phù sa các sông lớn bồi đắp hàng ngàn năm nên rất màu mỡ, nhiều vùng được xem là “bờ xôi ruộng mật”. Người nông dân xứ Nghệ đã bao đời gắn bó với cây lúa, có bề dày kinh nghiệm thâm canh. Nhiều năm trở lại đây, năng suất lúa vùng này từng bước được nâng lên, người nông dân đã dư thừa gạo để bán ra thị trường.

Gạo xứ Nghệ đã phân phối đi một số tỉnh trong nước và cả thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều trăn trở là lợi nhuận từ sản xuất lúa gạo chưa cao, sản lượng gạo xuất ra thị trường chưa nhiều và đặc biệt là chưa xây dựng được nhiều sản phẩm mang thương hiệu gạo xứ Nghệ, để được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến.

Vài năm trở lại đây, Công ty TNHH Vĩnh Hoà (Yên Thành, Nghệ An) đã sản xuất được giống lúa AC5 có chất lượng gạo thơm ngon, năng suất cao, được người nông dân nhiều địa phương tin tưởng lựa chọn.

Công ty đã tiến hành thu mua cho người dân với giá cao, tiến hành xay xát, đánh bóng và xuất bán ra thị trường nhiều tỉnh với khối lượng có năm lên đến hàng trăm tấn, được chào bán với thương hiệu “gạo xứ Nghệ”.

Được biết, gạo AC5 đã được mang sang chào bán ở thị trường Mỹ. Công ty cũng đang xây dựng thương hiệu gạo thảo dược từ giống lúa VH1 có đặc tính gạo thơm ngon, có các vi chất dinh dưỡng, vitamin...

Cty CP TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An cũng đã sản xuất thành công giống lúa thuần VTNA2 cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon được thị trường ưa chuộng. Công ty có nhà máy xay xát, đánh bóng gạo hiện đại bậc nhất miền Trung, nhưng do lượng lúa thu mua vào còn chưa đủ công suất, lượng gạo bán ra không đủ so với nhu cầu thị trường.

Được biết hiện nay Công ty đang tích cực phát triển các loại giống lúa năng suất, chất lượng cao ra các tỉnh trên cả nước.

So với tiềm năng, lợi thế của địa phương, thì việc xây dựng thương hiệu gạo xứ Nghệ đang là một khoảng trống lớn. Một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, hay mới đây là Campuchia đã xây dựng thành công nhiều thương hiệu gạo của quốc gia và tầm thế giới. Một khi gạo đã có thương hiệu thì rất thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng, tăng giá bán và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Nguyên nhân của việc chưa xây dựng được thương hiệu gạo xứ Nghệ do sản xuất, tiêu thụ còn manh mún, một số nơi vẫn còn tình trạng quá nhiều giống lúa trên một cánh đồng, trong đó không loại trừ cả những giống chưa bảo đảm chất lượng.

Ngoài ra có hiện tượng đất trồng lúa bị ô nhiễm do lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu; khâu bảo quản, chế biến chưa bảo đảm qui chuẩn; còn yếu trong khâu tổ chức phân phối, bán lẻ và công tác tuyên truyền, quảng bá chưa thực sự phát huy hiệu quả. Một số người dân, DN chưa có ý thức xây dựng, quảng bá thương hiệu gạo xứ Nghệ.

Để xây dựng thành công một số thương hiệu gạo xứ Nghệ đòi hỏi sự đầu tư bài bản, công phu của các DN và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước cũng như sự hưởng ứng, đồng thuận của nông dân.

Ông Trương Văn Hiền, Tổng Giám đốc Công ty VTNN Nghệ An cho biết: “Để xây dựng được thương hiệu gạo xứ Nghệ, cần: Giống lúa chất lượng cao, cho năng suất cao, gạo thơm ngon, được thị trường ưa chuộng; tổ chức sản xuất qui mô lớn để có qui trình chăm sóc đảm bảo yêu cầu kĩ thuật; làm tốt khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản và tổ chức phân phối, bán hàng và quảng bá tốt.

Đòi hỏi của thị trường, nhất là thị trường quốc tế, ngày càng khắt khe hơn, không chỉ gạo thơm ngon mà còn phải bổ dưỡng, đẹp, không có dư lượng hoá chất độc hại, bao bì đóng gói phải có hình thức, trang trí độc đáo, ưa nhìn”.

Ông Doãn Trí Tuệ, một chuyên gia về nông nghiệp nói: “Để xây dựng được thương hiệu gạo, cần có các DN có đủ năng lực đứng ra đầu tư một cách bài bản: Từ sản xuất giống, chọn giống, đăng kí thương hiệu độc quyền; xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đầu tư về phân bón, vật tư và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân; bao tiêu và phân phối sản phẩm".

Theo ông Tuệ, trong mối liên kết “4 nhà” thì DN phải đóng vai trò trung tâm, chủ động trong tổ chức sản xuất. Nếu để cho người nông dân tự xoay xở thì không thể tạo ra được thương hiệu gạo. Kiểu buôn bán chụp giật như trộn hai loại gạo với nhau để tăng lợi nhuận cũng sẽ đánh mất thương hiệu gạo xứ Nghệ...

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ DN và nông dân trong qui trình xây dựng thương hiệu lúa gạo như hỗ trợ về vốn, quảng bá, khen thưởng… Và, cần có những giải pháp như hội thảo, tập huấn, ràng buộc về hợp đồng…để người nông dân từng bước chuyển sang phương pháp canh tác khoa học, hiện đại.

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay19,879
  • Tháng hiện tại358,396
  • Tổng lượt truy cập92,736,060
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây