Học tập đạo đức HCM

Giá mực khô rớt thê thảm

Thứ ba - 20/11/2012 20:03
Từ tháng 8.2012, mực khô rớt giá thê thảm, khiến hàng trăm ngư dân ở xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) bao đời mưu sinh bằng nghề câu mực có nguy cơ bỏ biển, bỏ nghề.

 

Gương mặt rầu rĩ, chỉ tay vào hàng chục con tàu đang nằm bờ, ngư dân Nguyễn Việt Đức (chủ tàu QNg - 95645, thôn Tân Mỹ, xã Bình Chánh) thở dài: “Giá mực xuống thấp, chi phí xăng dầu, nhu yếu phẩm trang bị cho mỗi chuyến đi lại tăng lên gấp bội, hàng tháng nay tàu phải nằm bờ vì nếu ra khơi thì chắc chắn gần như lỗ vốn”.

Mực khô tồn kho nhiều vì không có người thu mua.

 

Trước tháng 8.2012, giá mực khô dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ còn 40.000 - 50.000 đồng/kg. Xã Bình Chánh hiện có đến 130 chủ tàu làm nghề câu mực. Mực mất giá, chủ tàu không còn mạnh dạn vươn khơi đánh bắt như trước, kéo theo hàng trăm ngư dân cũng cùng chịu chung cám cảnh. Mặc dù đang vào mùa câu mực chính vụ của năm, nhưng đi hết các thôn ở xã Bình Chánh đâu đâu cũng thấy tàu thuyền nằm im bất động.

 

Ngư dân Phạm Tiến - chủ tàu QNg - 95122, cho biết: Mực rớt giá đã đành, thương lái lại không mấy mặn mà trong việc thu mua, lượng mực lớn còn tồn mấy tháng nay trong kho không bán được. Cứ tình hình này ngư dân chúng tôi chắc phải bán tàu trả nợ.

 

Nhiều người cải hoán tàu câu mực để chuyển sang hành nghề lưới vây, lưới rút… Ông Nguyễn Đình Thường (43 tuổi, thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh) cho biết: Ngư dân làm nghề câu mực, ai cũng muốn chuyển sang các hình thức đánh bắt khác, nhưng để cải hoán một con tàu sang làm nghề khác, mỗi chủ tàu phải đầu tư cả tỷ đồng. Trong khi đó, ngân hàng lại không cho thế chấp tàu để vay vốn, nên chúng tôi khó bề xoay xở.

 

Ông Trần Quang Tâm -Chủ tịch UBND xã Bình Chánh cho biết: Giá mực phụ thuộc vào thị thường Trung Quốc, đến khi thị trường này dừng ăn hàng thì ngư dân không biết bán đi đâu. Chúng ta không chế biến mực được mà chủ yếu bán thô, nếu có doanh nghiệp đứng ra thu mua, chế biến trong nước, thì ngư dân đỡ lo đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho ngư dân để họ không bỏ biển, bỏ ngư trường.

 

 Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại105,823
  • Tổng lượt truy cập92,483,487
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây