Học tập đạo đức HCM

Gỡ điểm nghẽn cho ngư dân

Thứ năm - 09/07/2015 21:47
Ngay sau khi Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành, Agribank ngay lập tức vào cuộc rất quyết liệt cùng hệ thống NH cả nước với mong muốn đưa chính sách của Đảng, Chính phủ sớm đi vào cuộc sống và người dân sớm được hưởng lợi từ chương trình này.

Chủ động tiếp cận khách hàng

Agribank đã cùng tham gia các đoàn công tác của NHNN trong các chuyến đi về vùng biển, tiếp xúc lắng nghe ý kiến của ngư dân, tham gia các hội nghị có liên quan của NHNN tổ chức để nắm bắt, lĩnh hội các ý kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương… Với ưu thế mạng lưới phủ sóng xuống tận xã, phường, thị trấn, cán bộ tín dụng Agribank bám sát địa bàn, đã gặp gỡ trực tiếp với những ngư dân có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục…

Agribank tích cực cho vay theo NĐ 67 giúp ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển

Ngay từ khi bắt đầu triển khai, Agribank đã lên kế hoạch dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng để cho vay phát triển thủy sản theo NĐ 67. Nguồn vốn dồi dào là động lực để các chi nhánh Agribank nhất là khu vực giáp biển chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và tiếp cận với khách hàng có nhu cầu vay vốn đóng tàu để tư vấn các quy định của Agribank.

Tại các địa phương đã có danh sách phê duyệt đóng tàu như Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận... Agribank cũng đã tiếp cận được 448/543 tàu phê duyệt đóng mới, đồng thời nhận được hồ sơ của 56 tàu vay vốn và đã ký kết 19 hợp đồng tín dụng. Đối với các tỉnh chưa có danh sách phê duyệt như Cà Mau, Hải Phòng… các chi nhánh Agribank đang tích cực tiến hành thẩm định sơ bộ khách hàng và trình UBND tỉnh chờ phê duyệt danh sách.

Với sự vào cuộc quyết liệt cùng “67” của toàn hệ thống, đến 15/5/2015, dư nợ cho vay theo NĐ 67 theo cam kết của Agribank đạt trên 199 tỷ đồng, những địa phương có số lượng tàu nhiều được Agribank cam kết hỗ trợ nguồn vốn như Tiền Giang (12 tàu), Quảng Bình (5 tàu)

… Đến nay, Agribank đã giải ngân trên 63 tỷ đồng. Những con tàu được đóng mới bằng nguồn vốn của ngân hàng theo NĐ 67 tại Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình cũng đã được hạ thủy, giúp ngư dân nơi đây vươn khơi, bám biển, góp phần phát triển kinh tế biển tại địa phương.

Tích cực gỡ “nút thắt”

Sau gần một năm triển khai NĐ 67, các chi nhánh Agribank đang gặp phải một số điểm nghẽn. Ví như, NH gặp khó trong việc thẩm định dự toán con tàu vì hiện chưa có quy định về định mức kỹ thuật và giá khái toán tham khảo; Vướng mắc trong phê duyệt thiết kế mẫu tàu. Các đơn vị bảo hiểm chủ yếu chỉ nhận bảo hiểm thân vỏ tàu, không bảo hiểm phần ngư lưới cụ; vấn đề bao tiêu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của người dân chưa đầy đủ và thấu đáo về vay vốn đóng tàu…

Có thể khẳng định NĐ 67 là chính sách mới gồm nhiều chính sách về thủy sản trong các lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm, đầu tư… nếu chỉ một mình hệ thống NH vào cuộc quyết liệt là chưa đủ đẩy nhanh tốc độ triển khai mà cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ của nhiều bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương.

Để tháo gỡ những điểm nghẽn trên, lãnh đạo Agribank đề xuất cần sớm có câu trả lời về vấn đề có cho phép ngư dân dùng máy cũ hay không và sớm ban hành các định mức kỹ thuật cũng như giá khái toán của các loại tàu. Để đảm bảo việc thẩm định giá dự toán đóng tàu của các cơ sở đóng tàu đưa ra, nên chăng cho phép NH và chủ tàu thuê công ty tư vấn thẩm định giá, phí thuê tư vấn thẩm định được tính vào tổng giá trị đầu tư con tàu. Các DN bảo hiểm cần nghiên cứu đưa ra sản phẩm bảo hiểm ngư lưới cụ phù hợp.

Cùng với đó, mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ cũng là giải pháp quan trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất của ngư dân. Chính quyền địa phương cũng nên tạo điều kiện để ngư dân có thể tiếp cận những mô hình thí điểm, tạo tâm lý yên tâm đầu tư cho ngư dân…

Với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, Agribank hy vọng, trong thời gian tới, những điểm nghẽn trên sẽ nhanh chóng được tháo gỡ để ngày càng có nhiều hơn những “con tàu 67” giúp ngư dân có điều kiện vươn khơi, bám biển, làm giàu chính đáng trên ngư trường truyền thống của mình.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập563
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại849,454
  • Tổng lượt truy cập92,023,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây