Học tập đạo đức HCM

Heo tăng giá: Bài học chuỗi liên kết

Thứ tư - 27/06/2018 21:48
Ngoại trừ một vài tỉnh, thành phát triển chăn nuôi tập trung như Đồng Nai, Hà Nội… phần lớn chăn nuôi heo ở Việt Nam vẫn ở quy mô hộ gia đình, trang trại nhỏ để cung cấp cho các lò mổ tư nhân. Việc giá heo biến động khiến người nuôi chịu thiệt hại nặng và thị trường thiếu nguồn cung cấp thịt heo sạch theo yêu cầu ngày càng khắt khe.

Từ liên kết của C.P

Thông thường các công ty giống hoặc thức ăn chỉ giao việc kinh doanh sản phẩm cho các đại lý, thương lái, nhưng C.P tạo dựng chuỗi liên kết rất khoa học trong chăn nuôi heo. C.P. Việt Nam là một trong những công ty phát triển mô hình liên kết chăn nuôi heo hiện đại, thành công và đáng nghiên cứu, tham khảo. 

Công ty này chỉ yêu cầu người nuôi đảm bảo diện tích đất đai và chuồng trại (bỏ vốn xây dựng chuồng trại) sau đó sẽ được cấp giống, thức ăn, bao tiêu đầu ra. C.P ký hợp đồng với các chủ trang trại đáp ứng được các điều kiện về diện tích đất, chuồng trại để liên kết nuôi gia công. Hợp đồng ký kết dài hạn có giá trị tới 5 năm và chủ trang trại nuôi gia công được nhận 3.500 đồng/kg tăng trọng. Với hợp đồng như vậy, người nuôi yên tâm để đầu tư vào nuôi heo. Ngoài ra, việc nuôi heo mô hình công nghiệp còn rất mới với đa số người nông dân, việc được hỗ trợ kỹ thuật, nguồn thức ăn tốt chính là điểm tựa cho nông dân. 

gia heo nhay mua

Cái khó của liên kết với C.P chủ yếu là vấn đề diện tích triển khai chăn nuôi, với khoảng 1 ha mặt bằng và vốn đầu tư chuồng trại khoảng 1 tỷ đồng. Song nếu người dân liên kết với nhau, nhiều hộ cùng tham gia, hoặc liên kết dưới hình thức tổ nhóm, hợp tác xã thì việc liên kết nuôi gia công cho C.P rất khả thi. Ở các vùng trung du miền núi, diện tích đất rộng, giá đất cũng thấp, rất thuận lợi trong việc liên kết với các Công ty như C.P. 

Trong khi chăn nuôi heo hiện nay khó nhất là đầu ra bấp bênh, chăn nuôi quy mô từ 500 - 1.000 con thì cung cấp thị trường tại chỗ rất “căng”, phải dựa vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Khi xuất khẩu tiểu ngạch gặp khó thì người nuôi điêu đứng. Trong khi đó, nhờ liên kết với các công ty lớn, vốn có hệ thống cửa hàng tiêu thụ, người dân vẫn có thể bán sản phẩm của mình với giá có lãi, duy trì được tổng đàn, tạo việc làm quanh năm. Điển hình là việc các đối tác của C.P vẫn bán được heo cho Công ty này với giá cả ổn định ngay trong thời điểm thịt heo ế ẩm và giảm giá mạnh.  

  

Lợi ích

Liên kết chuỗi trong chăn nuôi heo không chỉ có lợi cho người nuôi mà cũng rất có lợi cho các công ty giống và thức ăn. Một giám đốc công ty thức ăn cho chúng tôi biết: “Trước đây chúng tôi giao thức ăn cho các đại lý tiêu thụ, chi phí trung gian đội lên nhiều, khiến giá thành thức ăn rất cao, người mua ít. Khi chúng tôi trực tiếp liên kết cung cấp thức ăn cho các trang trại, giá thành hạ, người dân tin tưởng, doanh số tăng lên rất nhanh”. 

Các công ty sản xuất giống và thức ăn hiện nay đều cố gắng tìm đầu ra giúp người nông dân, hỗ trợ kỹ thuật để việc chăn nuôi giảm dịch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao, với phương châm: “Người nuôi thành công, công ty thức ăn mới có lợi nhuận”. 

Công ty Thái Dương là một ví dụ, công ty có 2 trang trại liên kết chăn nuôi heo thịt và heo nái sinh sản tại Nghệ An, được địa phương đánh giá là rất thành công. 

Các địa phương cũng dần hình thành các doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi kinh doanh heo, và các doanh nghiệp này cũng là một đầu mối cho các liên kết khi họ tổ chức mạng lưới trang trại bao quanh, cung cấp heo cho công ty. Nhờ vậy, các công ty tư nhân giảm được vốn đầu tư, không cần quá nhiều nhân lực và kinh nghiệm mà vẫn đảm bảo nguồn cung ổn định. 

Việc liên kết trong chăn nuôi cũng giúp các doanh nghiệp mở rộng địa bàn vươn ra các tỉnh xa. Chẳng hạn các công ty chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam hiện đã đầu tư mạnh ra các tỉnh phía Bắc. Đơn cử như Công ty TNHH Đại Thành Lộc (TP Hồ Chí Minh) đã đầu tư tại Nghệ An một trang trại heo quy mô lớn nhất Nghệ An và cả vùng Bắc Trung  bộ với diện tích 26 ha, mỗi tháng xuất chuồng 5.200 heo con. 

  

Tư duy chăn nuôi bền vững

Quá trình liên kết trong chăn nuôi heo không chỉ giúp tăng tổng đàn, tiêu thụ sản phẩm ổn định mà còn thay đổi công nghệ chăn nuôi, giúp người nông dân tiếp cận với những phương thức chăn nuôi tiên tiến. 

Đa số các hộ, các trang trại trước khi liên kết đều có cơ sở sản xuất sơ sài, dịch bệnh nhiều, ô nhiễm nặng, nhưng bắt tay vào liên kết với các công ty, nhờ sự tư vấn và mạnh dạn đầu tư, đã hình thành nhiều trang trại đạt tiêu chuẩn tiên tiến, cung cấp thịt sạch cho thị trường. 

Tại Quảng Ngãi, Công ty TNHH Dịch vụ Kinh doanh Đức Hòa có dự án đầu tư chăn nuôi heo khép kín 12 nghìn con heo thịt mỗi năm, đồng thời liên kết hơn 3.000 trang trại. Chỉ riêng đầu tư trang trại, hệ thống xử lý môi trường, với kinh phí hơn 16 tỷ đồng. Đây là những mô hình giúp người chăn nuôi tiếp cận với chăn nuôi bền vững, đảm bảo không ô nhiễm môi trường. 

  

Khuyến khích liên kết

Mặc dù liên kết trong chăn nuôi heo đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước với nguồn vốn khá lớn, song theo thống kê của Cục Chăn nuôi, tỷ lệ tham gia liên kết chuỗi trong lĩnh vực chăn nuôi heo tại Việt Nam chỉ mới đạt 4%. 

Ngoài nguyên nhân cơ sở vật chất và tài chính chưa đảm bảo cho nhiều hộ tham gia liên kết thì không ít các cơ sở có đủ điều kiện không tham gia liên kết, muốn tự mình tạo dựng sự nghiệp riêng, tự chăn nuôi, tự tiêu thụ. Theo các chuyên gia nước ngoài, tư duy tiểu nông trong chăn nuôi vẫn còn khá phổ biến. Những người có kinh tế khá giả, thường thích chăn nuôi tự cung tự cấp hơn làm một mắt xích trong chuỗi liên kết với các doanh nghiệp. 

Trong khi đó, tập đoàn Mavin (Australia) sở hữu chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”, gồm TĂCN, con giống, thuốc thú y, giải pháp chăn nuôi hiệu quả và thực phẩm chế biến với sản lượng heo thịt ra thị trường năm 2017 lên tới gần 300.000 con. Tập đoàn này luôn mở rộng liên kết với các trang trại trong nước và phải khá vất vả tìm đối tác từ Bắc tới Nam. 

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng để ngăn chặn đà suy giảm đàn heo tại các địa phương thì việc tổ chức liên kết trong chăn nuôi, giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm với giá hợp lý, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm hướng đến xuất khẩu là hướng đi mà các địa phương sẽ cần lưu tâm hơn trong thời gian tới đây. 

Kết quả thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2018, ước tính tổng đàn heo cả nước giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Một số tỉnh có mức giảm tổng đàn heo lớn là: Thừa Thiên - Huế (16,1%), Trà Vinh (15,4%), Vĩnh Long (15,1%)…

Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai

Tránh thiệt thòi cho hộ nuôi nhỏ lẻ

Đồng Nai cần khoảng 250.00 heo nái là đủ nhu cầu, nhưng theo thống kê mới đây thì con số đã là 314.000 heo nái. Do đó, giải pháp giảm đàn cần tiếp tục thực hiện chứ không phải tìm cách tăng đàn trở lại khi thấy giá lên. Tỉnh vẫn buộc phải làm giảm 50.000 heo nái nữa mới đảm bảo được chuẩn cung cầu. Giảm nái heo tập trung ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bởi chúng ta không thể cạnh tranh được, không kể các rủi ro khác về mặt thiên tai, dịch bệnh, thì người chăn nuôi nhỏ lẻ lúc nào cũng thiệt thòi hơn. 

  

Ông ngô Đức Quỳnh, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An

Hợp tác để phát triển bền vững

Chủ trương khuyến khích, ủng hộ các trang trại có điều kiện đầu tư chăn nuôi quy mô lớn liên kết với các doanh nghiệp để ổn định sản xuất được các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh chú trọng. Đây là hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi để phát triển bền vững. Cách làm này hướng tới sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất chăn nuôi cao. Thông qua đó, người nông dân có cơ hội tiếp cận những cách làm hiện đại, nắm chắc kỹ thuật thông qua việc hướng dẫn và chuyển giao từ đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y của các công ty, doanh nghiệp và yên tâm sản xuất chăn nuôi, không phải quá lo lắng về đầu ra của sản phẩm. 

  

Ông Phạm Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam

Khó lý giải giá heo hiện nay

Ở Việt Nam chưa ai nắm được số đàn heo. Lý do giá heo tăng khiến nhiều người trong nghề cũng khó lý giải. Một là, giá heo Trung Quốc đang rẻ hơn Việt Nam, nên không thể xuất sang thị trường này, và yếu tố cầu không có gì đột biến. Hai là, trong khi nhiều người nuôi gần như mệt mỏi, hết tiền, hết vốn sau cú sốc năm ngoái, thì số liệu thống kê vẫn cho thấy, nhập khẩu nguyên liệu TĂCN, nghĩa là người nuôi vẫn nhiều. Đây là điều rất lạ. 

          Phạm Thu (Tổng hợp)

Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập259
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,485
  • Tổng lượt truy cập92,581,149
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây