Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao vì người chăn nuôi phải treo chuồng, bỏ ao vì chăn nuôi thua lỗ, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (VFA) kêu gọi các doanh nghiệp giảm giá các loại thức ăn công nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua đó, hỗ trợ người nông dân tái đàn, nhà máy chế biến thức ăn có điều kiện phát triển sản xuất.
Ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch VFA cho biết, năm 2012, có hơn 40 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phải ngừng hoạt động do không bán được sản phẩm, thua lỗ kéo dài… Bà Nguyễn Thị Lê Hồng – Chủ tịch HĐQT Công ty Proconco cũng thừa nhận, trong 2 tháng đầu năm 2013, nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như Proconco cũng đã giảm sản lượng từ 10 – 15%, ảnh hưởng từ việc sau tết nhiều nông dân không tái đàn, dẫn tới tiêu thụ thức ăn chăn nuôi giảm.
Doanh nghiệp cần tìm cách đưa thức ăn chăn nuôi đến tận tay nông dân. |
“Nhiều doanh nghiệp đã giải quyết khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng cách giảm giá cùng với việc giảm chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả chuỗi sản xuất, tiêu thụ ngành chăn nuôi sau này. Doanh nghiệp thức ăn do đó có phát triển cũng không bền vững được” - bà Hồng nói.
Ông Phạm Đức Bình – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai) thì cho rằng, để giảm giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến và nông dân chăn nuôi phải bắt tay hợp tác trực tiếp với nhau, bỏ qua các giai đoạn trung gian, đại lý phân phối nhiều tầng như hiện nay.
Đây cũng là xu thế tất yếu của ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn công nghiệp phải hướng tới trong tương lai. Nếu làm được sẽ giảm được ít nhất 5% so với giá mua qua đại lý, cửa hàng phân phối. “Hiện tại, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn là ngành siêu lợi nhuận tại Việt Nam trong khi người chăn nuôi thì ngày càng đuối” - ông Bình thừa nhận.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia trong ngành khác cũng cho rằng, để giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp nên tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nước như khoai mì, các sản phẩm từ dừa, lúa gạo…
Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng nên sớm đưa ra các bộ tiêu chuẩn cụ thể cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi để thông qua đó, hạn chế tình trạng “nhũng nhiễu” doanh nghiệp của cơ quan chức năng, hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết khi phải liên tục thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm…
Thuận Hải
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;