Học tập đạo đức HCM

Khánh Hòa: Giá cá ngừ đại dương giảm sâu

Thứ tư - 06/03/2013 20:52
Trong chuyến đi 20 ngày tại vùng biển Trường Sa (Khánh Hòa), anh Đặng Sót, chủ tàu mang số hiệu NT 01782 TS, quê xã Cà Ná (Thuận Nam - Ninh Thuận) đánh bắt được gần 4 tấn cá ngừ đại dương, với giá bán 60.000 đồng/kg, tàu của anh không có lãi, chỉ hòa vốn. So với mấy tháng trước, giá cá giảm hơn một nửa, anh Sót cùng 7 bạn thuyền đang trong tâm trạng lo lắng cho chuyến đi tiếp theo.

Anh Sót cho biết, đã đi biển trên 3 năm nhưng chưa có năm nào giá cá giảm mạnh như năm nay.

Cùng chung nỗi buồn với anh Sót còn có tàu của ông Năm “hải sản”, người thường đánh bắt được nhiều hơn so với các tàu của anh em khác, thế nhưng chuyến đi biển đợt này lên tới 20 ngày mà ông chỉ bắt được trên 1 tấn cá ngừ đại dương, với giá bán 50.000 đồng/kg, trừ chi phí xăng dầu, công lao động, ông lỗ trên 40 triệu đồng. Ông buộc phải nợ tiền công lao động của anh em bạn thuyền để đầu tư với hy vọng chuyến sau sẽ đánh bắt được nhiều và giá cả cũng tăng cao. Theo các chủ tàu, nguyên nhân giá cá giảm là do các đầu nậu, thương lái ép giá. Một số hộ lại cho rằng, việc chuyển phương thức đánh bắt từ câu giàn sang câu đèn cao áp khiến chất lượng cá ngừ đại dương giảm nên đầu ra để xuất khẩu rất khó.

Chị Hà Thị Lụa, người bán nước gần khu vực cảng cho biết: “Những ngày cá bán được, giá cả lên cao, các tàu thuyền có lãi nên vào đây uống nước liên tục, khoảng nửa tháng nay, giá cá tuột dốc nên đám bạn đi biển không ai vào đây nữa”. Trước đây, mỗi ngày chị Lụa kiếm trên 300.000 đồng/ngày, giờ chỉ vẻn vẹn 50.000 đồng.

Theo nhận định của ông Thân Văn Hợi, Phó trưởng ban quản lý cảng cá Hòn Rớ (Nha Trang), tháng trước giá cá ngừ đại dương còn ở mức 60.000 - 70.000 đồng/kg, giờ rớt xuống khá thấp, chỉ dao động trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày trước Tết, cảng đón trên 40 chuyến tàu/ngày, giờ có khoảng 35 ghe tàu cập cảng, mỗi tàu đầu tư cho chuyến đánh bắt trên 100 triệu đồng, với giá này, mỗi tàu lỗ từ 40 - 50 triệu đồng. Đa số các tàu đánh bắt tại đây là của các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Một số hộ dân đang tính tới phương án chuyển đổi nghề để mưu sinh.

Ngọc Hà
(Kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,353
  • Tổng lượt truy cập92,030,082
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây