Học tập đạo đức HCM

Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt trên 15 tỷ USD

Thứ hai - 29/07/2013 23:19
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông - lâm - thuỷ sản (NLTS) tháng 7/2013 ước đạt 2,39 tỷ USD, đưa giá trị XK toàn ngành 7 tháng lên 15,59 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm 11,9%; thuỷ sản tăng 0,7%; lâm sản tăng 12,2%.

Điểm sáng: tiêu, điều, gỗ

Lâm sản và đồ gỗ vẫn là nhóm mặt hàng sáng nhất trong bức tranh XK NLTS, với kim ngạch 7 tháng đạt 3,05 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính, giá trị XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong tháng 7/2013 đạt 447 triệu USD, đưa kim ngạch XK 7 tháng năm 2013 của mặt hàng này đạt trên 2,9 tỷ USD, tăng 12,3%. Ngoại trừ thị trường Đức giảm 12,1% và Pháp giảm 5%, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang các thị trường tiêu thụ lớn hầu hết đều tăng trưởng mạnh: Hoa Kỳ tăng 6,4%; Trung Quốc tăng 15,9%; Nhật Bản tăng 18,6%, Hàn Quốc tăng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

XK thủy sản tăng nhẹ, kim ngạch XK tháng 7 ước đạt 592 triệu USD, đưa tổng giá trị XK 7 tháng lên 3,41 tỷ USD, tăng 0,7%. Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,5% tổng kim ngạch với 578,6 triệu USD, tăng 4,1%. Đáng chú ý là XK thủy sản sang Trung Quốc và Thái Lan có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng 55,1% và 13,4%. Trái lại, XK thủy sản sụt giảm ở các thị trường Nhật Bản (giảm 4,2%), Hàn Quốc (giảm 20,4%), Tây Ban Nha (giảm 12,4%). 

Trong nhóm nông sản, XK tiêu, điều, chè đạt được tốc độ tăng trưởng dương. Khối lượng hạt điều chế biến XK tháng 7 ước đạt 26.000 tấn, đạt kim ngạch 170 triệu USD. Lũy kế tổng lượng điều XK từ đầu năm đến nay đạt mức 136.000 tấn, kim ngạch 759 triệu USD, tăng 15% về lượng và 5,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Giá điều XK trung bình giảm 10,4% so với mức giá 6.932 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn là 3 thị trường tiêu thụ điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm lần lượt 33,2%, 15,4% và 10,5% trong tổng giá trị kim ngạch XK. Kim ngạch XK điều sang thị trường Canada và Ấn Độ tăng 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ, trong khi giá trị XK điều sang Trung Quốc, Hà Lan và Australia giảm mạnh với mức giảm tương ứng 13,1%; 12,9% và 15,3%. 

Khối lượng tiêu XK tháng 7 ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch 81 triệu USD; đưa khối lượng tiêu XK 7 tháng lên 94.000 tấn, tổng kim ngạch 618 triệu USD, tăng 22,8% về lượng và 17,7% về giá trị. Giá tiêu XK giảm 4%. XK tiêu sang thị trường Hoa Kỳ và Đức, 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam với khoảng 33,2% thị phần đều tăng trưởng mạnh với mức tăng lần lượt là 99,5% và 7,6% về lượng; tăng 90,4% và 3,9% về giá trị.

XK chè 7 tháng tuy chỉ tương đương về khối lượng so với cùng kỳ nhưng giá trị tăng 4,1%, thể hiện ở lượng xuất 77.000 tấn và kim ngạch XK đạt 120 triệu USD. 

Càphê, gạo, sắn, cao su vẫn suy giảm

Các mặt hàng nông sản chủ lực còn lại vẫn trong tình thế suy giảm về giá trị kim ngạch XK. Trong đó, giảm mạnh nhất là càphê và sắn. Khối lượng càphê XK tháng 7/2013 ước đạt 93.000 tấn, thu về 200 triệu USD. Lũy kế 7 tháng, khối lượng càphê XK đạt 890.000 tấn, giá trị kim ngạch đạt 1,91 tỷ USD, giảm 23,7% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, giá càphê XK đã tăng 2,8%, đạt bình quân 2.134 USD/tấn. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,1% và 11,4%, tuy nhiên tổng giá trị XK sang 2 thị trường này giảm mạnh, lần lượt là 21,1% và 28,6%. Kim ngạch xuất khẩu sang Anh và Nga tăng mạnh với mức tăng tương ứng đạt 17,6% và 16,2%. 

Khối lượng sắn và các sản phẩm sắn XK trong tháng 7 ước đạt 117.000 tấn, giá trị kim ngạch 44 triệu USD; đưa khối lượng XK mặt hàng này 7 tháng đạt xấp xỉ 2,2 triệu tấn với kim ngạch 692 triệu USD; giảm 27,1% về lượng và 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch XK sang thị trường Hàn Quốc, Malaysia và Philippines tăng trưởng đáng kể với mức tăng từ 1,35 - 1,66 lần. Ngược lại, XK giảm so với cùng kỳ năm ngoái ở các thị trường Trung Quốc (giảm 33%), Nhật Bản (giảm 70,9%), và Đài Loan (giảm 2,7%).

Mặc dù đang dần hồi phục trở lại, nhưng giá trị XK các mặt hàng gạo và cao su 7 tháng vẫn giảm nhẹ. Tháng 7, sản lượng gạo XK ước đạt 633.000 tấn, trị giá 293 triệu USD; đưa khối lượng XK gạo 7 tháng đạt xấp xỉ 4,22 triệu tấn, giá trị kim ngạch 1,88 tỷ USD, giảm 11,3% về khối lượng và 13% về giá trị. Giá gạo XK bình quân từ đầu năm đến nay giảm 6,7% so với năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường mua nhiều gạo nhất của nước ta, với khối lượng trên 1,29 triệu tấn, kim ngạch 526,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị XK gạo sang thị trường Trung Quốc tăng lần lượt là 20% và 16,7%. Kim ngạch XK gạo sang Singapore, Angola và Hồng Kông tăng mạnh, tương ứng các mức 37%; 30,6% và 22,7%. 

Với mặt hàng cao su, ước khối lượng XK tháng 7 đạt 113.000 tấn, trị giá 240 triệu USD. Như vậy, sau 7 tháng, sản lượng cao su XK đạt 498.000 tấn, thu về 1,21 tỷ USD, giảm 4,5% về khối lượng và giảm 18,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Tương tự mặt hàng gạo, giá cao su XK giảm mạnh tới 15,9% so với cùng kỳ, chỉ đạt mức giá bình quân 2.429 USD/tấn. Trung Quốc mặc dù vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất từ Việt Nam (chiếm 44,8% tổng giá trị) nhưng đang có xu hướng sụt giảm mạnh trong thời gian qua: giảm 12,9% về lượng và 24,1% về giá trị. Thị trường tiêu thụ cao su lớn thứ 2 của Việt Nam là Malaysia với 20%, đã tăng 17% về khối lượng nhưng giảm 7,5% về giá trị so với cùng kỳ. 

Nhập khẩu vật tư nông nghiệp và NLTS từ đầu năm tới nay đã tiêu tốn tới 10,39 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, thặng dư thương mại toàn ngành đến thời điểm này đạt khoảng 5 tỷ USD.

Chu Khôi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,395
  • Tổng lượt truy cập90,280,788
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây