Theo nhiều nhà vườn ở Lai Vung, năm nay họ không chỉ vui vì quýt được giá mà còn vô cùng hãnh diện vì thương hiệu quýt hồng Lai Vung đã được cấp chứng nhận độc quyền. Ngoài ra, tại "thủ phủ" quýt này, bà con đã thành lập Tổ liên kết sản xuất quýt hồng theo quy trình VietGAP, được ngành chức năng cấp chứng nhận sản phẩm an toàn. Anh Lưu Văn Tín ở xã Long Hậu, Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất quýt hồng VietGAP cho biết: "Với diện tích 4,57ha/13 hộ, chúng tôi liên kết với nhau để cùng trồng quýt theo quy trình VietGAP. Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của tiến sĩ Võ Mai, Phó chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, tổ quýt hồng của đã được cấp chứng nhận VietGAP". "Trồng quýt theo quy trình VietGAP không những không khó mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực về sức khỏe cũng như môi trường, vừa giảm giá thành sản xuất, vừa cho sản phẩm chất lượng, người tiêu dùng không phải e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên giá bán chắc chắn cao hơn. Ví dụ như ở tổ của tôi, thương lái mua quýt tại vườn với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với năm 2011", anh Tín nói. Tương tự, ông Nguyễn Phước Triều, nhà vườn ở xã Long Hậu chia sẻ: "Nhu cầu của người tiêu dùng bây giờ khá cao, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó, nếu thực hiện quy trình VietGAP, sản phẩm được dán nhãn hiệu hàng hóa sẽ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn". Theo thống kê, Lai Vung hiện có 1.176ha quýt hồng, dự báo trong dịp Tết Quý Tỵ 2013, Lai Vung sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 42.000 tấn trái. Trao đổi với phóng viên, bà Trương Thị Nên, Phó chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết: "Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận về việc tạo lập, quản lý và bảo hộ nhãn hiệu Quýt hồng Lai Vung (tháng 10/2011) và giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (tháng 9/2012), huyện đã triển khai thực hiện các bước tiếp theo như quảng bá sản phẩm, thương hiệu quýt hồng ra thị trường, chào giá, vận động nhà vườn thực hiện các biện pháp sản xuất an toàn để tất cả sản phẩm có chất lượng đồng đều, đảm bảo uy tín và thương hiệu". Thực tế thấy, giá bán quýt hồng trong tổ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thường cao hơn so với quýt của người dân trồng bên ngoài. "Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng, tin tưởng vào những sản phẩm sạch, an toàn nên giá bán có ưu thế hơn. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy người dân chuyển đổi phương thức sản xuất của mình theo chiều hướng tốt hơn", bà Nên nhấn mạnh. Ngoài ra, bà Nên cũng cho biết thêm, ngoài đặc sản quýt hồng thì hiện nay, cây quýt đường cũng đang phát triển khá mạnh trên địa bàn huyện, với diện tích khoảng 700ha. Đặc điểm của quýt đường là cho trái quanh năm và chất lượng ngon hơn so với quýt trồng ở những nơi khác nên sắp tới, huyện sẽ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho loại sản phẩm này nhằm góp phần phát huy lợi thế của cây đặc sản, tăng thu nhập cho người dân". Nguyệt Ánh Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | ||
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã