Học tập đạo đức HCM

Làng rau VietGAP ngậm ngùi... trồng rau thường bán chợ

Thứ ba - 07/10/2014 05:33
Làng Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) được biết đến như làng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên của khu vực miền Trung. Vậy nhưng, hiện nay người dân làng rau này đang phải sản xuất rau thông thường.

Doanh nghiệp rút lui

Toàn tỉnh Quảng Nam có 34ha rau được sản xuất theo quy trình VietGAP. Trong đó, nổi tiếng là các vựa rau Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên), Mỹ Hưng (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) và Bầu Tròn (xã Đại An, huyện Đại Lộc). Ông Trần Út - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam cho biết: “Riêng tại Lang Châu Bắc có diện tích 2,7ha rau VietGAP hiện nay đang tạm ngừng sản xuất do không duy trì được mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.

Làng Lang Châu Bắc có truyền thống lâu đời làm rau. 3 năm trước, làng được quy hoạch thành vùng rau VietGAP, với 21 hộ dân tham gia, trên diện tích 2,7ha. Năm 2012, làng được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 2 tại Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Rau Lang Châu Bắc”. Ngày ấy, ai cũng háo hức. Ông Lê Trung Ba - Phó ban Nông nghiệp xã Duy Phước nhớ lại: Ngoài cán bộ giám sát chặt chẽ sản xuất rau, làng còn được Trung tâm và Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam phối hợp Tổ chức Lao động Quốc tế ILO hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn cho từng hộ nông dân. Làng còn có một nhà sơ chế rau đầu tư trên 500 triệu đồng và một công ty tư nhân đứng ra tiêu thụ rau. Đáng tiếc, niềm vui kéo dài không lâu...”.

Được biết, lúc đó, trung bình mỗi ngày làng sản xuất hơn 1 tấn rau. Trong khi đó, công ty phụ trách tiêu thụ chỉ mua chưa tới 100kg/ngày. Sau 6 tháng thu mua cầm chừng, công ty này rút chân khỏi làng. Ngay sau đó, Công ty TNHH Việt Thiên Ngân (Đà Nẵng), vào thay thế mua được 500kg rau/ngày. Nhưng chỉ được 1 năm, công ty này cũng bỏ đi.

Bà Nguyễn Thị Hồng ở thôn Lang Châu Bắc, xã Duy Phước, cho biết: “Nhà tôi có 1 sào rau trồng mồng tơi, dền. Lúc sản xuất VietGAP, mỗi tháng thu về 4 triệu đồng/sào. Nhưng sau đó không có đầu ra cho rau, đành chịu. Giờ tôi chuyển sang làm rau thường bán ở chợ, với giá 25.000 đồng/chục mớ, thu về tháng khoảng 2 triệu đồng”.

Tương tự, bà Trần Thị Tặng có 2 sào đất, với kinh nghiệm 20 năm trồng rau, vậy mà giờ đây bà phải trồng xen canh vừa ngô vừa rau thường. Bà cho biết: “Làm rau VietGAP thì không có đầu ra. Phải chấp nhận làm rau thường, bán chợ”.

Tạm ngừng một làng, ảnh hưởng cả huyện

Hiện tại, toàn xã Duy Phước có 179ha rau bố trí tại 8 thôn, mỗi thôn có một vùng rau đặc thù riêng. Ông Lê Trung Ba cho biết: “Vì không tìm được đầu ra nên việc quy hoạch các vùng rau khác đang cầm chừng…”. Trước mắt, xã sẽ cố gắng duy trì vùng rau Lang Châu Bắc bằng cách liên kết với Ban quản lý chợ Nam Phước để thuê quầy bán rau”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Văn Ánh - chuyên viên VietGAP, Phòng NNPTNT huyện Duy Xuyên cho biết, toàn huyện có 34ha quy hoạch rau VietGAP, tuy nhiên đầu ra cho rau không có nên huyện cũng cầm chừng trong nhân rộng. Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam có đề xuất với Công ty Đông Phương (Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc) giới thiệu các công ty mua rau VietGAP, nhưng đã qua 2 cuộc họp, vẫn chưa thấy công ty đồng ý.

Có thể nhận thấy, mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP là rất lỏng lẻo. Ông Trần Út cho biết thêm, hiện nay tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP tại Quảng Nam thông qua hai hình thức, liên kết giữa doanh nghiệp - tổ chức đại diện nông dân (hợp tác xã/tổ hợp tác) – nông dân; và liên kết giữa tổ chức đại diện nông dân – nông dân.

Theo ông Út, hình thức liên kết giữa hợp tác xã/tổ hợp tác - nông dân tại vùng sản xuất rau VietGAP Mỹ Hưng và Bầu Tròn đang dần đi vào ổn định. Riêng vùng rau VietGAP Lang Châu Bắc có hình thức liên kết giữa doanh nghiệp – tổ hợp tác – nông dân phải tạm ngừng do doanh nghiệp rút lui.

Ông Trần Út cho biết sẽ xúc tiến việc hình thành và hỗ trợ đối với các tổ chức đại diện nông dân để tổ chức này đứng ra tiêu thụ cho rau VietGAP. Gắn nội dung sản xuất rau VietGAP với các chương trình hành động như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng cánh đồng mẫu lớn…
 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập852
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm840
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại96,291
  • Tổng lượt truy cập88,774,625
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây