Ngành chăn nuôi khó đứng vững khi hội nhập
Hiện nay, thuế nhập khẩu thịt gà vào Việt Nam ở mức cao, khoảng 15- 40%. Tuy nhiên, tới đây, khi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước, các khu vực, đặc biệt là Hiệp định TPP được ký kết thì rất có thể hàng rào bảo hộ sẽ không còn. Khi đó, thuế nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu giảm xuống 0%. Không riêng gia cầm, ngành chăn nuôi trong nước sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)- khi Việt Nam gia nhập TPP thì chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm thịt, trứng, sữa nhập khẩu từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Để tồn tại, cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải liên kết lại để sản xuất số lượng lớn, tăng sức cạnh tranh. Cơ quan quản lý cũng cần có chính sách giúp người dân từng bước thích nghi với những thay đổi này.
Bên cạnh đó, nhiều năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn theo hướng tự cung, tự cấp, xóa đói, giảm nghèo; phát triển theo kinh nghiệm truyền thống hộ gia đình, không tính đến xuất khẩu. Ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi- cho rằng, với cách tiếp cận này, ngành chăn nuôi khó đứng vững khi hội nhập. Do đó, đã đến lúc phải thay đổi tư duy, phát triển chăn nuôi theo thị trường, trong đó doanh nghiệp phải là đầu tàu. Tuy nhiên, để có thể thu hút doanh nghiệp, Chính phủ phải có chính sách khuyến khích không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào chăn nuôi.
Tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi không phải là điều chỉnh cơ cấu mà phải thay đổi nhận thức và cách tiếp cận để phát triển ngành theo hướng hàng hóa, cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Theo đó, không chạy theo số lượng mà tập trung vào năng suất, chất lượng về con giống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức lại sản xuất, áp dụng công nghệ cao, giảm chi phí, giá thành trong chăn nuôi và thú y. Hiện thực hóa chủ trương này, Bộ NN&PTNT đang tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bắt đầu từ con giống. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang nỗ lực cùng với các địa phương phát triển sản xuất ngô trong nước, giảm giá thành sản xuất thức ăn cho người chăn nuôi…
Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào một số nhóm giải pháp: Hoàn thiện quy hoạch chăn nuôi phù hợp với nội dung và mục tiêu tái cơ cấu; đảm bảo phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, trong đó thị trường là yếu tố quan trọng cần phải được cân nhắc kỹ. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi thông qua tổ chức chuỗi liên kết trong sản xuất.
Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa các thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là loại bỏ các chi phí không phù hợp, giảm thời gian thẩm định dự án, thông quan hàng nhập khẩu; quản lý tốt chất lượng và an toàn vật tư chăn nuôi, nhất là quản lý chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi…
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát: Thực hiện các giải pháp cấp bách để tái cơ cấu ngành chăn nuôi không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà còn để đứng vững trên sân nhà. |
Kỳ III: Nâng cao sức mạnh nội lực
TIN LIÊN QUAN | |
Kỳ I: Gà ngoại “đè” chết gà nội |
Nguyễn Hạnh - Thanh Tâm
theo baocongthuong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;