Học tập đạo đức HCM

Lập lại trật tự ngành cá tra

Thứ năm - 28/08/2014 19:55
Chưa bao giờ giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại dao động ở mức thấp kéo dài như hiện nay, làm người nuôi thua lỗ không còn khả năng tiếp tục sản xuấtù. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cũng lao đao bởi giá xuất thấp, bị nhiều nước dựng rào cản kỹ thuật gây khó mở rộng thị trường.
Hệ lụy từ phát triển “nóng”
Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh ĐBSCL, đến tháng 8-2014, lũy kế diện tích nuôi mới cá tra là 2.323ha và diện tích thu hoạch là 2.146ha, sản lượng 586.413 tấn, năng suất đạt trung bình khoảng 273 tấn/ha. Các tỉnh có diện tích nuôi và đạt sản lượng cao như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ (chiếm khoảng 87% tổng diện tích và sản lượng của ĐBSCL).
Còn nhớ cách đây hơn một thập niên khi phía Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra phi lê vào thị trường Mỹ. Lúc đó, dù tình cảnh vô cùng gay go nhưng các ngành chức năng cùng người nuôi cá và doanh nghiệp xuất khẩu… đã chung tay vượt qua “lá chắn” rào cản kỹ thuật, rồi tận dụng cơ hội này để đưa cá tra trở nên “nổi tiếng” khắp thế giới và bước lên ngôi vinh quang.
 
Chế biến cá tra xuất khẩu ở KCN Trà Nóc 2 (Cần Thơ).
 
Thời điểm đó, tỉnh An Giang đã xây dựng biểu tượng cá tra. Và nhiều cù lao nuôi cá tra trên sông Hậu bắt đầu xuất hiện những tỷ phú cá tra, sắm xe bốn bánh, ca nô… như những tay chơi sành điệu. Thế rồi sau đó, từ những chủ tiệm vàng, lò ấp vịt đến doanh nghiệp bất động sản, có cả quan chức… cũng nhảy vào nuôi cá tra, tranh nhau mở các nhà máy chế biến thủy sản làm rối tung ngành cá. Thế rồi hàng loạt người nuôi cá tố doanh nghiệp mua cá chậm trả tiền, thực hiện không đúng hợp đồng.
Sự phát triển “nóng” của con cá tra vượt tầm kiểm soát đã tạo ra nhiều hệ lụy. Có lúc cá tra quá lứa tồn đọng số lượng lớn và phải cậy nhờ sự can thiệp của Trung ương trong giải quyết đầu ra. Càng gia tăng diện tích, tăng nhà máy chế biến, càng khiến thị trường cá tra bấp bênh, bởi sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. Các nhà chuyên môn nhận định: Giai đoạn năm 2001- 2005, cá tra phát triển nhanh; năm 2006 - 2009 phát triển chậm lại; 2009 - 2013 diện tích trung bình hàng năm giảm khoảng 0,7%.
Ngành cá tra đã qua giai đoạn phát triển thần tốc, đang bước vào giai đoạn suy yếu, do nhiều tác động, trong đó phải kể đến yếu tố nội lực. Nuôi cá tra đang có sự phân hóa mạnh khi những nông hộ nhỏ, ít vốn bị gạt ra khỏi “sân chơi”, số còn trụ lại trong nghề là những hộ giàu và những doanh nghiệp lớn. Song, điều trớ trêu là hàng loạt doanh nghiệp đầu tư nuôi cá cũng không hiệu quả bởi chi phí cao, hao hụt nhiều, quản lý lỏng lẻo…
Kiên quyết xử lý
Trước những bất cập tồn tại thời gian dài kìm hãm sự phát triển ngành cá tra. Lần này Bộ NN-PTNT tỏ ra kiên quyết sẽ sắp xếp lại ngành cá tra theo Nghị định 36/2014/NĐ-CP về “nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra”. Theo đó, sẽ quy hoạch lại địa điểm và diện tích nuôi cá tra phù hợp, phấn đấu tới cuối năm 2015 các cơ sở nuôi cá tra phải đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng với Hiệp hội Cá tra Việt Nam và khi hiệp hội xác nhận thì cơ quan hải quan mới chấp nhận cho lô hàng xuất khẩu. 
Mặc dù nghị định 36 rất được người nuôi cá, chính quyền địa phương, ngành chuyên môn đồng tình ủng hộ; nhưng khi Bộ NN-PTNT tổ chức triển khai thì vướng phải nhiều ý kiến phản đối từ các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay mỗi khi xuất khẩu cá tra đều có xác nhận của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) về chất lượng, cộng với đăng ký hải quan, đăng ký tàu… nhiều thủ tục nhiêu khê. Nay tiếp tục đăng ký với Hiệp hội Cá tra Việt Nam để thống kê sản lượng sẽ làm doanh nghiệp tốn thêm thời gian. Rồi chuyện quy định hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra, tỷ lệ mạ băng, quy định giá sàn… cũng chưa hợp lý bởi từng thị trường xuất khẩu có nhu cầu tiêu thụ chất lượng sản phẩm khác nhau; từ đó giá xuất cũng khác nhau.
Thật ra, chuyện phản ứng của một số doanh nghiệp là dễ hiểu, bởi lâu nay từ giá mua cá tra nguyên liệu trong nước tới giá xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài đều do doanh nghiệp tự quyết định. Từ đó dẫn đến cạnh tranh nội bộ, bán sản phẩm kém chất lượng, phá giá… gây tổn hại cho ngành cá tra. 
Phía Bộ NN-PTNT khẳng định, sẽ quản lý ngành hàng cá tra theo chuỗi giá trị từ đầu vào sản xuất đến đầu ra sản phẩm xuất khẩu. Tất cả các khâu đều có những điều kiện quy định về tiêu chuẩn và có sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước. Việc kiểm tra hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm phát hiện doanh nghiệp mua cá tra nguyên liệu của người nuôi có đúng giá sàn hay không và sản phẩm chế biến có đúng chất lượng không; nếu không đảm bảo 2 điều kiện trên sẽ không cho xuất khẩu. Vấn đề kiểm tra hợp đồng cũng nhằm nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường tiêu thụ, từ đó có cơ sở tổ chức cho người nuôi sản xuất phù hợp, tránh tình trạng thừa nguyên liệu.
Quan điểm của Bộ NN-PTNT là mạnh tay xử lý những hạn chế tồn tại của ngành cá tra từ nhiều năm qua và từng bước đưa nghề này vào sản xuất bài bản. Sản phẩm “trời cho” của Việt Nam cần phải được bán đúng với giá trị thực. Ở đó, những nông dân vùng sông nước ĐBSCL vất vả trong nghề nuôi cá cần được thụ hưởng giá trị từ cá tra mang lại và làm giàu một cách chính đáng từ cá tra.
 
Theo Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến nửa đầu tháng 7 năm 2014 đạt trên 890 triệu USD, giảm 2,12% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó EU chiếm 21,23%, trở thành thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam, tương đương với 189,57 triệu USD. Thị trường Mỹ chiếm 18,27 % tương đương 163,12 triệu USD, giảm 31,86% so cùng kỳ năm 2013. Hiện tại, cá tra Việt Nam xuất khẩu đến 137 quốc gia và vùng lãnh thổ. 
Theo SGGP
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,794
  • Tổng lượt truy cập92,041,523
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây