Học tập đạo đức HCM

Lúa ML 202 cung không đủ cầu

Thứ hai - 22/09/2014 22:30
ML 202 có dạng hình đẹp, đẻ nhánh khoẻ, độ đồng đều cao, lá đòng đứng, tỷ lệ hạt chắc trên bông khá, thích nghi trồng trên nhiều chân ruộng khác nhau, trồng được 3 vụ/năm...

Lúa ML 202 được đưa vào cơ cấu giống chủ lực của nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ bởi dễ làm, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao; đặc biệt sản phẩm gạo được tiêu thụ mạnh.

Ngay từ khi được công nhận SX thử, lúa ML 202 do Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận chọn tạo đã chinh phục nông dân nhờ kháng rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tốt, khả năng thích ứng với nhiều loại đất, phổ thời vụ rộng (trồng được 3 vụ/năm).

Chúng tôi về các huyện Đức Linh, Tánh Linh, vùng trọng điểm lúa của tỉnh Bình Thuận vào thời điểm nông dân xuống giống vụ mùa. Tại các cửa hàng cung ứng giống cây trồng đều thấy giống ML 202 được tiêu thụ mạnh.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Linh cho biết: "Toàn huyện có 9.000 ha lúa thì giống ML 202 chiếm đến 40 - 50% diện tích. Vào vụ thu hoạch ML 202, thương lái về thu mua cả thóc tươi, thóc khô với giá cao hơn các giống khác từ 100 - 200 đồng/kg".

Theo đánh gia của Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Phú Yên, lúa ML 202 đã được SX trên diện rộng, được đánh giá có nhiều ưu điểm tốt. Qua thời gian SX cho thấy ML 202 có các đặc tính nông học phù hợp với điều kiện SX tại địa phương như TGST ngắn, năng suất từ 70 - 80 tạ/ha, thâm canh tốt đạt trên 80 tạ/ha. So với các giống khác trong bộ giống Ma Lâm thì giống ML 202 vượt trội hẳn về năng suất.

"Bộ NN-PTNT đã cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho giống lúa ML 202 tại QĐ số 03.VN.2013 ngày 15/2/2013. Đây là cơ sở chúng tôi đã chọn lọc bảo quản giống lúa theo quy trình rất nghiêm ngặt để cung cấp cho nông dân hạt giống lúa tốt nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Song trên thị trường hiện nay xuất hiện các bao lúa thịt mang tên “Lúa 202” mà bà con nhầm tưởng là lúa giống ML 202. Điều này rất cần sự quan tâm tâm của cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho họ", ông Nguyễn Lâm Danh.

Ông Nguyễn Lâm Danh, Tổng GĐ Cty CP Giống cây trồng Đông Nam, đơn vị đã được Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận chuyển nhượng bản quyền SXKD giống ML 202 cho biết, đây là giống lúa ngắn ngày, có TGST từ 90 - 95 ngày tùy theo thời vụ (ĐX 105 - 108 ngày, HT 90 - 95 ngày), năng suất cao, thích nghi mọi điều kiện khí hậu, khả năng chịu thâm canh cao, chịu phèn tốt.

ML 202 có dạng hình đẹp, đẻ nhánh khoẻ, độ đồng đều cao, lá đòng đứng, tỷ lệ hạt chắc trên bông khá, thích nghi trồng trên nhiều chân ruộng khác nhau, trồng được 3 vụ/năm, cây cứng, chống đổ ngã tốt, kháng sâu bệnh khá nhất là rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá; tỷ lệ gạo xát cao, trọng lượng 1.000 hạt từ 25 - 26 gr.

Chúng tôi ghé thăm nhà máy xay xát gạo lớn nhất tỉnh Bình Thuận của gia đình ông Nguyễn Văn Sang tại thôn 3, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh. Nhà máy có công suất 150 tấn/ngày, mỗi năm chế biến 50.0000 - 60.000 tấn gạo. Ông Sang cho biết, gạo ML 202 không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước phục vụ công nghiệp chế biến rượu, bia bánh, bún, phở… còn được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Hồng Kông.

Do gạo hút hàng nên diện tích trồng lúa ML 202 các huyện Đức Linh, Tánh Linh vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu gạo cho các nhà máy chế biến. Hiện nay sản lượng gạo ML 202 chiếm đến 60% lượng gạomà ông Sang chế  biến hàng năm để xuất khẩu.

Ông Sang cho biết: Ngoài cơ sở của tôi thu mua lúa ML 202 với số lượng lớn thì các doanh nghiệp ngoài tỉnh cũng đến gom hàng; có doanh nghiệp ở tỉnh Long An đặt mua lúa ML 202 với khối lượng lớn nên xảy ra tình trạng tranh giành. Tôi phải mua lúa ML 202 cao hơn các loại khác từ 100 - 200 đồng/kg. Khi xay xát tỷ lệ gạo rất cao, từ 74 - 75%, hạt gạo trong nên người tiêu dùng ưu chuộng".

Cũng theo ông Sang, cơ sở của ông đã có đơn đặt hàng của đối tác mua 10.000 tấn gạo ML 202 nhưng lượng thóc ở trong kho chỉ còn 6.000 tấn và đang phải khẩn trương thu mua. Song nhiều doanh nghiệp khác cùng thu mua nên nhiều khả năng sẽ bị thiếu hàng. Để chủ động nguồn nguyên liệu, ông đã có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu và ký kết đầu tư, bao tiêu sản phẩm, song vẫn chưa được chính quyền chấp thuận.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,844
  • Tổng lượt truy cập92,048,573
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây