Học tập đạo đức HCM

Mưa cả tuần, giá rau tăng mạnh

Thứ bảy - 11/08/2012 01:32
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều loại rau ở Hà Nội tăng giá mạnh. Nhiều nguồn hàng trở nên khan hiếm, đắt đỏ do bị ngập úng. Tiểu thương thì khó kiếm rau, phải giành từng bó về bán. Dân thì cắn răng mua với giá đắt đỏ.

 

Khan hiếm, giá đội lên cao

 

Tại nhiều vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội như Vân Nội, Thường Tín, Hương Cảnh... do mưa lớn kéo dài nên rau ít nhiều bị ngập úng, hư hại. Đây là lý do khiến nguồn cung rau bị thiếu hụt, khiến giá rau tuần qua tăng cao.

 

Chị Nguyễn Thị Ngọc, tiểu thương bán rau ở chợ đầu mối Phùng Khoang, nói rằng: "Tuần này ra ngoại thành lấy rau khó quá, vừa ít lại vừa dễ bị úng. Khó lấy thế nhưng tôi cũng chẳng dám trữ nhiều hàng một lúc vì sợ bị thối, hỏng, khi đó thì lỗ to".

 

Anh Phan Đình Nam, bán rau ở chợ đầu mối Ngã Tư Sở cùng với vợ, cho hay: "Rau ít, nhiều người còn tranh nhau từng mớ về bán. Vợ chồng tôi phải tranh thủ đi sớm 1-2 tiếng so với bình thường để chọn được nhiều rau tươi hơn. Rau ở các đầu mối đắt, ít nhưng cũng phải tranh thủ thôi vì đem về bán cũng được, không phải lo ế".

 

Nguồn cung ít, nhiều loại rau củ bị đẩy giá lên cao. Cụ thể, tại chợ đầu mối Ngã Tư Sở, giá một số loại rau chênh lệch nhiều trước và trong mùa mưa:

Loại rau, củ

Trước mùa mưa

Hiện nay

Khoai tây

7.000-8.000 đồng/kg

13.000 đồng/kg

Rau muống

2.500 đồng/mớ

4.000 đồng/mớ

Cải bắp

8.000 đồng/kg

12.000 đồng/kg

Dưa chuột

7.000 đồng/kg

10.000 đồng/kg

Bí đỏ

8.000 đồng/kg

13.000 đồng/kg

Đậu ve

15.000 đồng/kg

20.000 đồng/kg

Cà rốt

15.000 đồng/kg

25.000 đồng/kg

Rau ngót

2.000 đồng/mớ

3.000 đồng/mớ

Su su

7.000 đồng/kg

10.000 đồng/kg

Cải ngọt

8.000 đồng/kg

15.000 đồng/kg

Rau dền

2.000 đồng/mớ

4.000 đồng/mớ

Như vậy, có thể thấy rằng mức tăng giá của các loại rau củ trong mùa mưa là rất mạnh, phổ biến từ 30 - 40%. Có loại đội giá lên đến một nửa, như cải ngọt, cà rốt, rau dền...

 

Tại các chợ lẻ, chợ cóc, giá rau củ lại tăng lên rất nhiều lần so với giá ở chợ đầu mối. Hầu hết đều tăng lên 3.000 - 5.000 đồng so với giá ở chợ đầu mối, tùy loại. Vì vậy, mức tăng phổ biến ở các chợ lẻ, chợ cóc so với trước mùa mưa lên đến 50%. Nhiều người ở chợ cóc còn cậy vào xăng tăng, điện tăng để khách hàng đỡ xót.

 

Đánh giá về mức tăng này, anh Nguyễn Văn Mịch, một tiểu thương ở chợ Dịch Vọng, chia sẻ: "Mức tăng giá này có lẽ là hợp lý vì nguồn rau ở các nơi cung cấp rất khó khăn. Nguồn rau chắc cũng phải khan hiếm hơn tuần nữa, giá rau cũng phải cao ở mức này thôi vì cần thời gian trồng, thu hoạch chứ".

 

Dân xót xa vì giá

 

Anh Mịch cho biết thêm: "Nguồn hàng ít nên rất khó lấy hàng. Trước một ngày tôi thường lấy 15 triệu tiền rau, nhưng nay giảm xuống tầm 12 triệu. Nhưng nếu chỉ dựa vào một số địa điểm quen thuộc, nổi tiếng thì rất khó mà giá lại cao. Nay hầu như ai cũng tìm mọi ngóc ngách các nguồn cung cấp rau để lấy rau. Mất công nhưng mình cũng phải mò mẫm đến những nơi nhỏ lẻ hơn, xa hơn một chút nhưng được cái là giá mềm, dễ lấy lại không phải cạnh tranh với các tiểu thương khác".

 

Ngoài một số điểm lấy rau que thuộc như Vân Nội - Đông Anh, Long Biên, Thường Tín, các tiểu thương nay đi xa hơn như Song Phương (Hoài Đức), Văn Đức (Gia Lâm), Thụy Hương (Chương Mỹ), Thanh Xuân - Sóc Sơn, Mộc Châu, Bắc Giang...



Chị Ngọc thì xót xa: "Giá xăng lại tăng, đi xa vừa vất vả lại tốn kém. Nhưng đành chịu vậy. Mức lãi không được như trước nhưng cũng cố gắng lấy rau về bán. Trước đây mức tiêu thụ cũng kém rồi, nay giá lại tăng thì chắc càng khổ hơn".

 

Tiểu thương thì chạy đôn, chạy đáo kiếm rau, còn người dân thì xót xa vì giá rau đội lên nhiều lần. Nhiều người há miệng ngạc nhiên vì giá rau trên trời, đắn đo rồi bỏ mớ rau xuống, đành đi hàng khác tìm giá rẻ hơn.

 

Chị Nguyễn Mai Linh, nhân viên văn phòng ở Trường Chinh, thường đi chợ đầu mối Ngã Tư Sở, nói: "Giá rau tăng mạnh quá nhưng là thứ cần thiết nên không thể bỏ được. Đắt lắm đành cắn răng chịu thôi. Tôi cũng thường dậy sớm đi chợ đầu mối kiếm rau rẻ hơn chút, không với mức giá này ở chợ lẻ thì khổ".

 

Đức Tình

 Theo VietnamNet


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại260,483
  • Tổng lượt truy cập87,615,553
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây