Học tập đạo đức HCM

Ngành gỗ đã qua thời kỳ cạnh tranh bằng giá rẻ

Thứ ba - 18/04/2017 05:41
Lâu nay, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tập trung vào việc hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh, nhưng thời kỳ ấy đã qua. Trong thời gian tới, doanh nghiệp phải đầu tư vào khâu thiết kế, phải có sự kết hợp với vật liệu khác để tăng tính cạnh tranh, nếu không thị phần xuất khẩu sẽ bị thu hẹp. Tuy nhiên, đây vẫn là khâu yếu nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam.

Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp kết nối vì mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến gỗ do Forest Trends và các hiệp hội đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ tổ chức cuối tuần qua tạiTPHCM.

Mục đích của diễn đàn là làm sao để phát triển bền vững ngành chế biến gỗ trong bối cảnh Việt Nam đang đóng cửa rừng tự nhiên và nguồn gỗ cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu là từ rừng trồng và nhập khẩu.

Tại diễn đàn lần này, một số chuyên gia trong ngành đã chỉ ra những "hiểu nhầm" của doanh nghiệp trong việc tính toán giá thành, tìm mọi cách để có giá thành thấp nhằm cạnh tranh về giá và chính điều này đã ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong thời gian qua. Các chuyên gia cho rằng, chi phí sản xuất thấp, đặc biệt là chi phí về giá nhân công và nguyên liệu đầu vào không nhất thiết là những yếu tố cơ bản hình thành lợi thế cạnh tranh.

Cụ thể là ngành chế biến gỗ của Đài Loan, Trung Quốc. Tại đây, giá nhân công đắt đỏ và nguyên liệu đầu vào khan hiếm nhưng ngành chế biến gỗ của họ luôn đứng đầu châu Á về lợi thế cạnh tranh; còn Việt Nam, các doanh nghiệp tận dụng nhân công giá rẻ để bán sản phẩm với giá thấp nhất có nhưng lại không có lợi thế cạnh tranh. Và theo các chuyên gia, sản xuất sản phẩm với giá thành thấp để tăng tính cạnh tranh là một quan niệm sai lầm.

Điều làm cho ngành chế biến gỗ của Đài Loan, Trung Quốc dẫn đầu châu Á nằm ở khâu thiết kế mẫu mã, kết hợp với các loại vật liệu khác theo nhu cầu của người mua hàng mới, đó mới là nhân tố hình thành nên giá trị sản phẩm.

Lâu nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam thiếu đầu tư nguồn nhân lực cho khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Do đó, mẫu mã sản phẩm gỗ thường đơn điệu nên giá trị không cao, chưa kể phần nhiều trong đó là sản phẩm gia công cho các tập đoàn nước ngoài. Những vấn đề này, doanh nghiệp phải sớm khắc phục nếu muốn giữ được thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), hiện tại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất sang 120 quốc gia, vùng lãnh thổ với giá trị xuất khẩu hàng năm vào khoảng 6-7 tỉ đô la Mỹ, trong đó, lớn nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Đa phần sản phẩm gỗ xuất khẩu là bàn ghế, giường, tủ…

http://www.thesaigontimes.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay27,328
  • Tháng hiện tại274,628
  • Tổng lượt truy cập87,629,698
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây