Học tập đạo đức HCM

Ngành sữa Việt Nam: Ước mơ “trời tây”

Thứ hai - 03/07/2017 00:03
Thị trường sữa Việt bình quân tăng trưởng vào khoảng 17% mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015. ngành sữa dự báo tiếp tục tăng trưởng 9%/năm và đạt mức 27 - 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020.

Mũi tên trúng nhiều đích

Năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành trên 95.000 tỷ đồng. Sữa tươi đạt sản lượng trên 1 tỷ lít, còn sữa bột có sản lượng 97,3 nghìn tấn. Ngành sữa vẫn đang trong giai đoạn “tăng tốc”, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 9% và đạt mức 27 - 28 lít sữa/người mỗi năm vào năm 2020, tăng gần gấp rưỡi so với hiện tại, giúp cho việc cải thiện thể lực, chiều cao của người Việt Nam ngày càng tốt hơn. Ngành sữa phát triển kéo theo đàn bò sữa của cả nước hiện tăng mạnh. Cả nước có 5,36 triệu con bò, bằng 102,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bò sữa có 275,3 nghìn con, tăng 20,9%.  

Ngành sữa việt nam
Dự báo, doanh thu thuần của Vinamilk năm 2017 là 53,141 tỷ đồng  - Ảnh: Vinamilk

  

Ngành sữa cũng thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để phát triển, trong đó điển hình là việc Vinamilk phát hành cổ phiếu. Việc niêm yết giúp cho hoạt động tài chính trở nên minh bạch và tạo ra một áp lực đáng kể khiến doanh nghiệp hoạt động có lãi. Dự báo trong năm 2017 doanh thu thuần của Vinamilk là 53.141 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6%. Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu thuần trong giai đoạn 2017 - 2020 là 10,9%. 

  

 Bài toán nội lực

Việt Nam hiện có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãn hàng, song tổng lượng sữa tươi mới đáp ứng khoảng 20 - 25% nhu cầu, còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam thuộc top 20 quốc gia nhập khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất thế giới, do sự thiếu hụt nguồn cung từ đàn bò sữa trong nước. Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng 40% nhu cầu sản xuất, còn lại 60% phải nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, EU và Australia. Tiêu thụ sữa ở nông thôn chỉ tương đương 50% tại khu vực thành thị, trong khi dân số nông thôn chiếm 65%. 

thống kê sữa

 Kỳ vọng xuất khẩu

Làm chủ công nghệ và xây dựng thương hiệu, ngành sữa Việt Nam đang chứng tỏ khả năng mở rộng thị trường phục vụ khách hàng khu vực và thế giới. Tháng 2/2016, nhà máy sữa Angkor Dairy Products tại Campuchia do Vinamilk (sở hữu 51%) và Công ty BPC (sở hữu 49%) liên doanh hợp tác đã chính thức đi vào hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2016, nhà máy sữa Angkor đã đạt doanh thu 10,2 triệu USD, tương đương 68% kế hoạch đề ra. Mức tăng trưởng bình quân mỗi năm đến hết năm 2024 dự kiến đạt khoảng 15%. Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017 và trở thành 1 trong 50 nhà máy sữa lớn nhất thế giới, đây là cơ hội để sản phẩm của Việt Nam xâm nhập các thị trường trên thế giới. Ngày 12/5/2017, Vinamilk là doanh nghiệp sữa đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đạt được bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc. Tổng giá trị thị trường sữa Trung Quốc khoảng 30 tỷ USD/năm. Sản phẩm của Vinamilk đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, và được xuất khẩu sang 43 nước trên thế giới bao gồm các nước như Mỹ, Nhật, Trung Đông, Thái Lan, Philippines… Công ty này có 13 nhà máy tại Việt Nam và các nhà máy tại Mỹ, New Zealand… Nhà máy sữa bột trẻ em công suất thiết kế 54.000 tấn/năm được xem là nhà máy chế biến sữa bột lớn nhất khu vực châu Á. 

Việt Nam đã vươn lên là một trong số ít các quốc gia tại châu Á có xuất khẩu sữa. Trong giai đoạn 2010 - 2015, doanh số của Vinamilk ở thị trường Trung Đông tăng trưởng khoảng 38%. 

  

 Bài toán ô nhiễm

Các chuyên gia môi trường cho biết, khi chăn nuôi lớn thì giải quyết phân và nước giải của đàn bò là không hề đơn giản và rất tốn kém.  

Số liệu của Chi cục Bảo vệ môi trường huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho thấy, lượng chất thải từ nuôi bò thải ra mỗi ngày ở xã Vĩnh Thịnh đã lên tới… 300 tấn. Với lượng chất thải “khổng lồ” này, thì không chỉ có không khí mà cả nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề. UBND huyện Vĩnh Tường đã hoàn thành xây dựng dự án “Thí điểm đưa chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường, giai đoạn 2017 - 2020”. Thực tế, nhiều vùng nuôi bò sữa của các công ty đều đang gặp phải vấn đề môi trường.   

  

 Cải thiện giá thu mua

Có mặt tại Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, các hộ nuôi bò sữa ở đây cho phóng viên biết, hiện các công ty sữa đã có địa điểm thu mua sữa tại các địa bàn, giúp người dân không phải đi xa tiêu thụ. Song điều băn khoăn là giá thu mua sữa dựa vào nhiều yếu tố và hoàn toàn phụ thuộc vào phía thu gom. 

Ở một số tỉnh, thành có nhiều công ty sữa thì giá thu mua sữa tươi không thống nhất, cao thấp khác nhau, thậm chí một số công ty thu mua thấp hơn giá thành. Thậm chí ở huyện Ba Vì, Hà Nội, có xã có 4.000 con bò sữa nhưng hiện chỉ còn 3.000 con do người dân bị đại lý ép giá thu mua sữa, dân mất cảm tình, bỏ nuôi bò sữa. 

Câu hỏi là tiền đâu để nuôi bò sữa và phát triển ngành sữa? Câu trả lời là phần lớn người dân vẫn phải vay vốn ngân hàng có lãi suất để chăn nuôi và rất nhiều dự án chăn nuôi “khủng” của Việt Nam cũng từ “hầu bao” của các ngân hàng. Chỉ riêng Ngân hàng BIDV đã cam kết dành các gói tín dụng tín dụng đối với lĩnh vực chăn nuôi bò có quy mô 15.000 tỷ đồng cho giai đoạn hiện nay. 

  

Nhiều ý kiến cho rằng để phát triển bền vững và giúp người dân cải thiện đời sống, ngoài việc ngành sữa phải có chiến lược đúng đắn và nỗ lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, thì cũng cần có những gói tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho người nông dân, giúp họ yên tâm giữ vững vùng chăn nuôi bò sữa và phát triển đàn bò sữa theo đúng lộ trình đã vạch ra.

Nguồn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại864,260
  • Tổng lượt truy cập92,037,989
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây